Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2040 - hoặc sớm hơn nhiều - Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong một báo cáo mới về tương lai của dầu mỏ.
IMF cho rằng điều này có thể có tác động quan trọng lên các nước xuất khẩu dầu, chủ yếu là những quốc gia ở Trung Đông nào có nguồn tài chính dồi dào hiện tại có thể cạn kiệt trong 15 năm tới nếu các cải cách lớn không được thực hiện.
“Sự tăng trưởng của nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm tốc đáng kể và mức độ của nó có thể đạt đỉnh trong hai thập kỷ tới,” IMF cho biết trong một báo cáo có tên, “Tương lai của Dầu mỏ và sự bền vững tài chính ở Khu vực GCC,” đã được công bố hôm thứ Năm tuần trước.
IMF cho biết phân tích về sự phát triển của thị trường dầu trong quá khứ cho thấy “một xu hướng giảm mạnh và liên tục trong nhu cầu dầu toàn cầu, sau khi tính đến thu nhập và tăng trưởng dân số.”
Điều này phản ánh một loạt các yếu tố, IMF cho biết, chẳng hạn như sự cải thiện lâu dài về hiệu quả năng lượng và sự thay thế cho dầu mỏ, các xu hướng cho đến nay đã “bị che giấu bởi những tác động của việc mở rộng kinh tế và dân số.”
“Tuy nhiên, nó đã trở nên rõ ràng hơn trong những năm tới, dẫn đến một con đường đang dần chậm lại - và cuối cùng giảm - nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu. Nhu cầu sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2040 trong dự báo chuẩn của chúng tôi hoặc sớm hơn nhiều trong các kịch bản thúc đẩy quy định mạnh mẽ hơn để bảo vệ môi trường và cải thiện nhanh hơn về hiệu quả năng lượng.”
Tăng trưởng nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu cũng dự kiến sẽ chậm lại, IMF cho biết, “mặc dù dự kiến sẽ duy trì tăng trong những thập kỷ tới.”
IMF không phải là người đầu tiên đưa ra dự đoán về sự sụt giảm nhu cầu dầu toàn cầu. Vào cuối năm 2019, Neil Atkinson, giám đốc bộ phận dầu khí và thị trường tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, nói với CNBC rằng tăng trưởng dân số vẫn là động lực chính cho nhu cầu dầu, mà ông nói có thể đạt đỉnh vào những năm 2030.
“Nếu chúng ta có một cách tiếp cận kinh doanh thông thường hơn (cách tiếp cận) với việc thực thi chính sách (môi trường) hạn chế hơn nhiều thì hồ sơ về nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhưng nếu thế giới thực hiện các chính sách chặt chẽ hơn, vì nó đang cho thấy các tín hiệu đang được thực hiện ngày hôm nay, thì đỉnh có thể đến vào cuối những năm 2020, 2030,” ông nói.
“Chúng tôi không biết điều đó nhưng chúng tôi biết rằng ngay cả khi nhu cầu dầu đạt đến đỉnh vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nó sẽ không giảm mạnh ngay lập tức bởi vì khả năng thay thế cho dầu trong rất nhiều lĩnh vực vẫn còn khó khăn - vận chuyển, hàng không, vận tải đường bộ, hóa dầu - vẫn là những động lực rất lớn (cho nhu cầu dầu mỏ), ông Atkinson nói với chương trình Squawk Box Europe của CNBC vào tháng 11.
Ông nói Saudi, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ và trước Nga, là nền móng của nguồn cung dầu trong tương lai. “Sẽ có nhu cầu gia tăng ít nhất trong thập kỷ tới đối với các sản phẩm dầu, và điều này sẽ củng cố vai trò của họ như là đối thủ chủ chốt trên thị trường toàn cầu, nhà cung cấp đáng tin cậy nhất và lớn nhất trên thị trường,” ông nói.
Nguồn: xangdau.net/CNBC