Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhu cầu dầu toàn cầu có thể đạt những mức cao mới vào năm 2022

Nhu cầu dầu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vào năm ngoái khi virus corona ban đầu bị phớt lờ ở Trung Quốc lây lan khắp thế giới và bắt đầu dẫn đến phong tỏa. Sau đó, làn sóng dịch bệnh lắng xuống và nhu cầu dầu bắt đầu phục hồi, nhanh hơn nhiều so với dự kiến.

Bất chấp sự thúc đẩy chuyển đổi xanh, nhu cầu sẽ tiếp tục phục hồi vào năm 2022 và những năm sau đó. Nhiều tổ chức dự báo, trong đó có ông lớn BP, vào năm 2020 cho rằng dầu đạt đỉnh đã qua và những gì chúng ta mong đợi là hệ thống năng lượng tái tạo hơn. Và sau đó, số ca mắc Covid-19 ở các thị trường chủ chốt bắt đầu giảm, và nhu cầu dầu bắt đầu tăng lên. Kể từ đó, nhu cầu đã tăng trở lại mạnh mẽ khiến các dự báo bắt đầu cảnh báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung.

Ả Rập Xê Út gần đây đã cảnh báo việc thiếu đầu tư vào khai thác dầu khí mới sẽ dẫn đến giá cao hơn và khủng hoảng nguồn cung.

"Chúng ta đang hướng tới một giai đoạn có thể nguy hiểm nếu không có đủ chi tiêu cho năng lượng", Bộ trưởng Năng lượng của Vương quốc, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết vào đầu tháng này. Ông nói thêm: Đầu tư không đủ có thể dẫn đến "khủng hoảng năng lượng".

Các ngân hàng đang góp phần vào sự cách biệt giữa dự báo nhu cầu và thực tế nguồn cung khi cảm thấy áp lực ngày càng lớn để ngừng hợp tác với ngành dầu khí do lượng khí thải carbon của ngành này. Điều này cũng có thể làm trầm trọng thêm khủng hoảng năng lượng nếu điều này thực sự xảy ra.

Các nhà phân tích ngân hàng đầu tư dường như kỳ vọng mức giá cao hơn do nhu cầu mạnh và nguồn cung không quá nhiều. Damien Courvalin của Goldman Sachs cho biết vào đầu tháng này, giá dầu thô Brent có thể đạt 100 USD trong năm tới. Trong khi các nhà phân tích của Morgan Stanley đã hạ dự báo cho quý đầu tiên của năm 2022, với lý do lo ngại về omicron nhưng đã nâng dự báo quý III lên 90 USD/thùng cho dầu Brent, từ 85 USD/thùng.

BMO Markets của Canada dự kiến ​​nhu cầu dầu sẽ đạt kỷ lục trong năm tới và vẫn mạnh trong vài năm tới mặc dù có sự sụt giảm tạm thời trong quý đầu tiên, một lần nữa lại do biến thể omicron.

Nói về omicron, OPEC phần lớn đã phớt lờ những gì mà người khác coi là mối đe dọa mới đối với các nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ. Trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất của mình, OPEC thực sự đã nâng dự báo nhu cầu cho quý đầu tiên của năm tới, bất chấp việc Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc lên kế hoạch giải phóng kho dự trữ, nhằm mục đích kiềm chế đà tăng giá dầu bắt đầu vào cuối năm 2020 và đẩy các chuẩn dầu lên mức cao hơn 80 USD/thùng vào tháng 10.

Theo OPEC, ảnh hưởng của omicron đối với nhu cầu dầu sẽ "nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn, khi thế giới được trang bị tốt hơn để ứng phó COVID-19 và các thách thức liên quan tới dịch bệnh."

Courvalin của Goldman dường như đồng ý với quan điểm này. "Nếu đây là một làn sóng khác giống như những đợt mà chúng ta đã từng chứng kiến trước đây thì đó sẽ là một tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên của năm 2022", ông cho biết gần đây, được Reuters dẫn lời. "Nhưng nếu có một sự phục hồi tiếp theo, nhu cầu dầu, vốn đã chạm mức trước COVID trong thời gian ngắn vào đầu tháng 11, sau đó sẽ ở mức cao kỷ lục mới trong hầu hết năm 2022."

Nếu các làn sóng Covid-19 trước đó là bất kỳ dấu hiệu nào, thì cũng sẽ có sự phục hồi sau làn sóng này. Một vấn đề tiềm ẩn sẽ là khả năng của các nhà cung cấp trong việc đáp ứng nhu cầu này trong ngắn hạn. Các khoản đầu tư vào khai thác dầu mới thực sự đã giảm đáng kể, và nhiều hãng trong ngành - chủ yếu là các ông lớn - vẫn đang thận trọng với việc rót nhiều tiền hơn vào dầu và khí đốt, mà thay vào đó là tập trung vào năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, điều này có thể khiến họ dở khóc dở cười trong tương lai. Nếu cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu đã dạy chúng ta một bài học, thì đó chính là thực tế không mấy dễ chịu là ngay cả châu Âu xanh và bền vững vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Và Châu Âu không nằm trong số những khu vực tiêu thụ dầu nhiều nhất – nhưng Châu Á mới nổi thì đúng là như vậy, và tất cả các dự báo đều hướng tới nhu cầu dầu sẽ ngày càng tăng hơn nữa trong những năm tới.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, công suất dự phòng của OPEC+ ở mức 5,11 triệu thùng/ngày tính tới tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, công suất dự phòng không phải là không thay đổi và con số tháng 10 thực sự là một sự sụt giảm đáng kể so với đầu năm 2021 khi công suất dự phòng của OPEC+ ở mức 9 triệu thùng/ngày. Và nó có thể giảm hơn nữa xuống dưới 4 triệu thùng/ngày vào cuối năm sau.

Tình trạng này đã thúc đẩy Cơ quan Năng lượng Quốc tế, một cơ quan có tiếng nói đề xuất quá trình chuyển đổi năng lượng, thúc giục đầu tư nhiều hơn vào sản xuất dầu mới. Tình hình có thể trở nên nghiêm trọng đến mức nào vì sự khác biệt này cho thấy thực tế là chỉ vài tháng trước đó, IEA đã kêu gọi chấm dứt tất cả các khoản đầu tư vào dầu khí mới để thế giới có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Vì vậy, có vẻ như năm tới sẽ chứng kiến ​​nhu cầu dầu mạnh hơn nữa, ngay cả khi có sự sụt giảm tạm thời trong quý đầu tiên trong khi chúng ta ứng phó với biến thể omicron. Và trong khi nhu cầu tăng mạnh hơn, tăng trưởng nguồn cung sẽ tiếp tục bị thụt lùi dưới áp lực của nhà đầu tư ESG và chính phủ các nước. Thị trường dầu chắc chắn sẽ có một năm thú vị vào năm 2022.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM