Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhu cầu dầu suy yếu có thể khơi mào cho một cuộc chiến thị phần nữa

Ả Rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và là lực lượng chính đằng sau việc cắt giảm sản lượng của OPEC +, phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan quá quen thuộc chỉ 4 tháng sau khi thỏa thuận chung mới về cắt giảm sản lượng nhằm tái cân bằng thị trường bị tiêu tan bởi nhu cầu sụp đổ do đại dịch gây ra. Sự phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu dường như đã chững lại ngay khi OPEC + bắt đầu nới lỏng cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày (bpd) kể từ ngày 1 tháng 8.

Saudi tự thấy mình đang ở một vị trí quá quen thuộc: nên cố gắng giành lại thị phần của chính mình một lần nữa hay tiếp tục cố gắng tuân thủ toàn bộ các quy định cắt giảm, với hy vọng rằng thị trường thắt chặt hơn sẽ khiến giá dầu tăng cao hơn.

Các dấu hiệu gần đây cho thấy sự phục hồi nhu cầu dầu hiện nay chậm hơn so với nhiều nhà phân tích mong đợi có thể thúc đẩy Ả Rập Xê Út quay trở lại trò chơi thị phần, thay vì giữ sự tuân thủ kiên định với thỏa thuận cắt giảm của OPEC +, hy vọng rằng tất cả những thành viên khác cuối cùng sẽ ngừng gian lận và cắt giảm nhiều như họ phải làm, Clyde Russell, một nhà báo của Reuters, viết.

Ngày càng có nhiều sự bất ổn trên thị trường dầu cả về phía cung và cầu. Sự phục hồi nhu cầu chắc chắn không phải là hình chữ V, và nó có thể đã bị đình trệ khi các nền kinh tế mở cửa trở lại thất thường và các đợt phong tỏa địa phương hóa mới khi số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại ở nhiều quốc gia. Đồng thời, nguồn cung dầu toàn cầu cũng chịu sự đầu cơ, khi các nhà sản xuất OPEC + và Bắc Mỹ khôi phục một phần sản lượng bị cắt giảm trước đó.

Ả Rập Xê-út đã cam kết rằng sản lượng cao hơn từ việc nới lỏng cắt giảm sẽ được chuyển đến thị trường nội địa của họ chứ không phải ra thị trường dầu toàn cầu.

Ả Rập Xê-út cũng đã hứa rằng mức cắt giảm thực tế của OPEC + trong tháng 8 sẽ cao hơn mức 7,7 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận vì những thành viên vi phạm đã hứa sẽ cắt giảm nhiều hơn để bù đắp cho việc tuân thủ kém trước đây. Thành viên vi phạm nhiều nhất trong thỏa thuận, Iraq, đang hứa hẹn sẽ cắt giảm thêm khoảng 400.000 thùng/ngày trong tháng này như một phần của "lịch trình bồi thường". Do Iraq chưa bao giờ thực hiện lời hứa theo thỏa thuận kể từ năm 2017, nên không chắc chắn rằng Iraq sẽ làm như vậy lần này.

Việc nới lỏng cắt giảm OPEC + kể từ tháng 8 diễn ra khi các dấu hiệu cho thấy sự phục hồi nhu cầu dầu đang gặp khó khăn, kể cả ở thị trường quan trọng của OPEC là châu Á.

Điều này có thể khiến Ả Rập Xê Út giảm giá bán chính thức (OSP) lần đầu tiên sau 4 tháng. Các thương nhân và nhà máy lọc dầu ở châu Á đều hy vọng tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Aramco của Ả Rập Xê Út sẽ giảm giá dầu thô bán sang châu Á vào tháng 9 khi sự phục hồi nhu cầu dầu suy giảm đang gây sức ép cho biên lợi nhuận lọc dầu và làm giảm giá chuẩn dầu Trung Đông mà các nhà sản xuất vùng Vịnh thường dựa vào đó để định giá bán của họ tới Châu Á.

Ả Rập Xê Út thường công bố giá dầu thô của mình vào khoảng ngày 5 hàng tháng, nhưng trong tháng này, Aramco đã trì hoãn thông báo OSP trong vài ngày vì ngày lễ của người Hồi giáo.

Theo ước tính của Reuters, biên lợi nhuận từ việc chế biến dầu thô thành xăng ở châu Á đã bốc hơi trong suốt tháng 7, giảm từ 2,37 USD/thùng vào ngày 1/7 xuống chỉ còn 0,04 USD vào cuối tháng 7.

Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, Ấn Độ, đang chứng kiến ​​các nhà máy lọc dầu cắt giảm công suất do nhu cầu nhiên liệu đã chậm lại trong những tuần gần đây do giá nhiên liệu cao hơn và nhiều khu vực ở Ấn Độ một lần nữa bị phong tỏa cục bộ, trong khi mùa gió mùa cũng đang làm đình trệ hoạt động kinh tế và vận tải, các quan chức tại nhà máy lọc dầu nói với Reuters vào tuần trước.

Trước những diễn biến suy giảm về nhu cầu này, Ả Rập Xê Út không có lựa chọn nào khác ngoài việc giảm giá bán tới châu Á cho tháng Chín.

Nếu sự phục hồi nhu cầu yếu hơn dự kiến ​​vẫn tiếp diễn sau tháng 9, nó có thể làm nản lòng những nỗ lực của OPEC + nhằm thắt chặt thị trường và giảm lượng hàng tồn kho.

Roger Diwan, phó chủ tịch dịch vụ tài chính tại IHS Markit, cho biết “sau khi chuyển từ việc xoay sở cho tình trạng thừa cung trước mắt do cuộc khủng hoảng, thỏa thuận cắt giảm OPEC + hiện đang tìm cách cho sự phục hồi”.

Ông nói: “Việc thể hiện sự hài hòa trở lại như cũ gần đây giữa Ả Rập Xê-út và Nga cho thấy rằng cuộc tranh luận chiến lược trong nhóm về mức giá và thị phần có thời gian dừng lại,” ông nói.

“Miễn là giá giữ trong phạm vi hiện tại, những lo ngại về nhu cầu có thể sẽ giúp duy trì thỏa thuận. Khi giá vượt 50 USD, có khả năng làm tăng chi tiêu vốn ở Mỹ cao hơn, đó là khi những thay đổi đối với nội dung của cuộc thảo luận và sự phân chia quyền lợi có thể bắt đầu xuất hiện”, Diwan lưu ý.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM