Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC cho biết đại dịch coronavirus sẽ có tác động lớn hơn đến nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu đối với dầu của nhóm này so với dự kiến trước đây.
Nhóm ước tính rằng nhu cầu dầu trên toàn thế giới trong năm nay sẽ là 90,6 triệu thùng/ngày, ít hơn 9,1 triệu thùng so với năm ngoái. Mức giảm 9,1% này sâu hơn dự báo của OPEC trong báo cáo đứa ra trong tháng trước.
OPEC cũng cho biết họ dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 4%, kém hơn so với ước tính trước đó là 3,7%.
Tổ chức có trụ sở tại Vienna hy vọng sự phục hồi kinh tế ở tất cả các nền kinh tế lớn hiện nay khi các đợt phong tỏa đóng cửa đã giảm bớt, nhưng đã viết rằng “sự gia tăng các ca nhiễm mới nhất ở Mỹ sẽ cần được theo dõi chặt chẽ, vì sự tiếp tục của xu hướng này có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng phục hồi niềm tin của người tiêu dùng và hành vi chi tiêu.”
OPEC cho biết các ca nhiễm coronavirus gia tăng ở Ấn Độ, Brazil và một số nước khu vực đồng euro, chẳng hạn như Tây Ban Nha, cũng có thể làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Tính dễ bị tổn thương của sự phục hồi đã khiến giá dầu bị mắc kẹt ở khu vực trung lập. Cả hợp đồng dầu thô Brent, chuẩn toàn cầu và West Texas Intermediate, chuẩn Mỹ, đều giao dịch trong biên độ hẹp trong hai tháng qua.
Hôm thứ Tư, dầu Brent tăng 1,5% lên 45,15 USD/thùng. West Texas Intermediate tăng 1,7%, lên 42,33 USD/thùng.
Con số này cao hơn rất nhiều so với hồi mùa xuân, khi giá dầu giao sau của Mỹ lần đầu tiên lao xuống mức âm do lo ngại rằng sẽ không còn nơi nào để dự trữ dầu khi người Mỹ cố gắng làm chậm sự lây lan của căn bệnh chết người. Nhưng dầu mỏ 40 USD không đủ để khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ tăng sản lượng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA hôm thứ Tư cho biết sản lượng dầu thô nội địa tuần trước đã giảm xuống còn 10,7 triệu thùng/ngày, giảm so với mức kỷ lục 13,1 triệu thùng/ngày vào giữa tháng 3 khi các thống đốc bắt đầu ban hành lệnh phải ở nhà.
EIA cho biết, mặc dù mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay vẫn rất yếu, giảm khoảng 45% so với cùng kỳ một năm trước đó, nhưng nhu cầu đối với dầu diesel và xăng vẫn tiếp tục tăng trở lại và giảm dần tại các kho dự trữ của Mỹ.
Bất chấp nguy cơ về một đợt đóng cửa khác, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về mức phục hồi kỷ lục vào năm 2021.
Các quốc gia thành viên đã quyêt định nới lỏng mức cắt giảm sản lượng lịch sử của họ bắt đầu từ ngày 1 tháng 8. OPEC và các đồng minh thị trường, chẳng hạn như Nga, hiện sẽ duy trì mức giảm 7,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng của Saudi Arabia, UAE và Kuwait đã tăng.
Nguồn: xangdau.net