Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhu cầu dầu của Trung Quốc hồi phục trở lại mức trước khi có coronavirus

Nhu cầu dầu tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, Trung Quốc, đã tăng trở lại mức trước khi lây nhiễm coronavirus, Bloomberg đưa tin hôm thứ Hai, trích dẫn các nguồn thạo tin trong ngành năng lượng Trung Quốc.

Trung Quốc là nước đầu tiên tiến hành phong tỏa sau khi virus COVID-19 xuất hiện ở Vũ Hán, nhưng đây cũng là quốc gia đầu tiên dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Nhu cầu về dầu và nhiên liệu đã tăng lên trong tháng qua khi mọi người quay trở lại làm việc, thích sử dụng phương tiện cá nhân hơn phương tiện giao thông công cộng.

Theo các nguồn tin của Bloomberg, mức tiêu thụ xăng và dầu diesel của Trung Quốc đã trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch, một dấu hiệu tích cực cho thị trường dầu mỏ, vốn đang quan sát Trung Quốc để tìm manh mối về việc khi nào nhu cầu ở phần còn lại của thế giới có thể quay trở lại tính quy luật.

Vào tháng Hai và đầu tháng Ba, trong thời gian phong tỏa hoàn toàn và các nhà máy ngừng hoạt động và nghỉ lễ kéo dài, nhu cầu dầu của Trung Quốc đã giảm khoảng 20%.

Trong vài tuần qua, ngày càng có nhiều dấu hiệu đáng khích lệ xuất hiện rằng nhu cầu của Trung Quốc đang phục hồi và giúp nâng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu từ mức thấp của “tháng Tư Đen tối”.

Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã tăng công suất lên 11% trong tháng 4 khi nước này bắt đầu nới lỏng phong tỏa kéo dài hàng tháng do sự bùng phát của coronavirus đã trở thành một đại dịch. Ở mức 13,1 triệu thùng/ngày, công suất tháng 4 cũng cao hơn mức trung bình của tháng 4 năm 2019.

Theo số liệu hải quan Trung Quốc được trích dẫn bởi Reuters, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã tăng vọt trong tháng 4 lên khoảng 9,84 triệu thùng/ngày do nhu cầu nhiên liệu bắt đầu tăng trở lại và các nhà máy lọc dầu trong nước bắt đầu tăng cường chế biến dầu thô.

Sự phục hồi nhu cầu, không chỉ ở Trung Quốc mà còn có dấu hiệu nhu cầu tăng cao hơn khi các bang ở Mỹ và các nền kinh tế lớn của châu Âu tiếp tục nới lỏng phong tỏa, cộng với việc cắt giảm sản lượng từ OPEC + và Bắc Mỹ, đang đẩy giá dầu của Mỹ tăng gần 10% vào thứ Hai, một ngày trước khi hết hạn hợp đồng tháng Sáu.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM