Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Ba, nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm nay lên mức kỷ lục 102 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng dự báo thêm 200.000 thùng/ngày do nhu cầu của Trung Quốc đạt kỷ lục.
Sự phục hồi của Trung Quốc tiếp tục vượt quá mong đợi, cơ quan này cho biết trong Báo cáo thị trường dầu mỏ hôm thứ Ba, lưu ý rằng Trung Quốc đã lập kỷ lục về mức tiêu thụ dầu vào tháng 3 năm 2023 ở mức 16 triệu thùng/ngày.
Trong báo cáo tháng trước, IEA cũng dự báo thế giới sẽ chứng kiến nhu cầu dầu kỷ lục trong năm nay nhưng đưa ra mức tăng trưởng 2 triệu thùng/ngày vào năm 2023 so với năm ngoái.
Nhu cầu tại các nền kinh tế phát triển trong OECD, đã suy yếu trong quý đầu tiên của năm nay, dự kiến sẽ tăng trở lại trong quý này, và tăng trưởng nhu cầu tại OECD dự kiến sẽ ở mức trung bình 350.000 thùng/ngày trong năm nay. IEA cho biết, nhưng mức tăng nhỏ này “không đáng kể so với” với mức tăng dự kiến là 1,9 triệu thùng/ngày trong nhu cầu dầu của các nước ngoài OECD.
Cơ quan này cho biết thêm tâm trạng bi quan hiện tại trên thị trường, do những lo ngại về kinh tế vĩ mô, trái ngược với kỳ vọng thị trường thắt chặt vào cuối năm nay, khi nhu cầu được dự báo sẽ vượt nguồn cung gần 2 triệu thùng/ngày.
Tồn kho dầu quan sát được trên toàn cầu đã giảm trong tháng 3, cũng tạo tiền đề cho thị trường thắt chặt hơn vào cuối năm 2023. Theo ước tính của IEA, lượng tồn kho đó đã giảm 7,9 triệu thùng trong tháng 3 do dự trữ của các nước ngoài OECD tăng nhẹ không để bù đắp cho sự sụt giảm lớn 56 triệu thùng trong OECD.
IEA cho biết: “Do dầu thành phẩm giảm mạnh, tồn trữ tại các nước OECD đã giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng”.
Các vấn đề về nguồn cung đã trở nên trầm trọng hơn trong những tuần gần đây, với việc ngừng xuất khẩu dầu từ Kurdistan, ngừng hoạt động ở Nigeria và cháy rừng làm gián đoạn một phần sản lượng của Canada. Những điều này cùng với việc cắt giảm sản lượng dầu mới của OPEC+, bắt đầu từ tháng này và sẽ tiếp tục cho đến tháng 12.
Nguồn tin: xangdau.net