Theo Ngân hàng Thế giới, nhu cầu dầu mỏ có thể hứng chịu "tác động lâu dài" từ coronavirus trong khi giá kim loại và nông sản được dự đoán sẽ tăng vừa phải khi thị trường hàng hóa phục hồi sau cú sốc của đại dịch.
Ngân hàng Thế giới đã tăng dự báo từ tháng 4 đối với giá dầu trung bình trong năm 2020 và 2021 lên lần lượt là 41 USD/thùng và 44 USD/thùng do nhu cầu phục hồi chậm cùng với việc nới lỏng hạn chế nguồn cung. Điều đó vẫn khiến giá thấp hơn mức 61 USD của năm 2019. Ngoài năng lượng, một mức sụt giảm nhỏ của giá kim loại sẽ được bù đắp bởi giá nông sản tăng trong năm nay.
Sự phục hồi nhanh chóng của giá dầu sau diễn biến giá của tháng 4 đã bị đình trệ khi virus coronavirus hồi sinh đã thúc đẩy các chính phủ phải suy nghĩ lại về kế hoạch mở cửa trở lại. Trong khi kích thích có thể giúp giảm bớt tác động, Covid-19 đặt ra một thách thức đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa, với các nhà hoạch định chính sách cần cho phép nền kinh tế của họ điều chỉnh thuận lợi về một “bình thường mới” nếu đại dịch vẫn tiếp tục.
Ayhan Kose, Giám đốc Nhóm Triển vọng của Ngân hàng Thế giới, cho biết: “Trong thế giới hậu Covid, các quốc gia này cần phải tích cực hơn trong việc thực hiện các chính sách để giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ.”
Theo báo cáo, đại dịch cũng có thể có “tác động lâu dài” đến nhu cầu dầu thông qua những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và việc làm. Di chuyển bằng đường hàng không có thể giảm vĩnh viễn, vì việc đi công tác bị cắt giảm để chuyển sang các cuộc họp từ xa, giảm nhu cầu về nhiên liệu máy bay.
Tổ chức này dự đoán kim loại và nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng giá vừa phải trong năm tới, lần lượt là 2% và 1%, với kim loại được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và giá nông sản được thúc đẩy bởi sự gián đoạn cung cấp lương thực toàn cầu.
Rủi ro chính đối với các dự báo giá là thời gian của đại dịch, bao gồm nguy cơ đợt gia tăng thứ hai ở Bắc bán cầu và tốc độ phát triển và phân phối vaccine, Ngân hàng Thế giới cho biết.
Nguồn: xangdau.net