Bất chấp nhu cầu dầu năm nay giảm ở khắp mọi nơi trên thế giới – trong đó có cả động lực tăng trưởng hàng đầu trong những năm gần đây, Châu Á Thái Bình Dương – nhưng nhu cầu về các sản phẩm dầu trong khu vực này không theo lẽ thường và có thể tăng tới 25% vào năm 2040 so với năm 2019, Wood Mackenzie cho biết hôm thứ Ba.
Theo ước tính từ công ty tư vấn năng lượng, nhu cầu dầu ở châu Á Thái Bình Dương đang trên đà giảm 1,8 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong năm nay so với mức trước COVID năm 2019.
Theo các ước tính mới nhất, tích cực hơn của OPEC trong Báo cáo thị trường dầu (MOMR) tháng 7, nhu cầu dầu ở châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ giảm 900.000 bpd trong năm 2020 so với năm ngoái, trước khi tăng 500.000 bpd vào năm 2021.
Mặc dù có những trục trặc về nhu cầu sản phẩm dầu trong thời ngắn hạn, nhưng Wood Mackenzie dự báo nhu cầu dầu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng trong dài hạn, có khả năng tăng 25%, tức 9 triệu bpd so với năm 2019, đạt 44,8 triệu bpd vào năm 2040.
Trong khi cuộc khủng hoảng coronavirus và sự sụp đổ nhu cầu đã làm đảo lộn các dự báo ngắn hạn, thì nhu cầu dài hạn ở châu Á Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồi, nhờ vào nhu cầu đi lại và hóa dầu tăng, theo WoodMac. Theo ước tính của hãng tư vấn, Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2040.
Tuy nhiên, các điểm nóng về nhu cầu dầu dự kiến sẽ chuyển hướng từ Trung Quốc- nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới- sang Ấn Độ và Đông Nam Á, hai nước đang đòi hỏi công suất lọc dầu mới, Wood Mackenzie cho biết.
“Mặc dù nhu cầu nhu cầu tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng trong 20 năm tới chưa bằng một nửa so với 20 năm qua, chủ yếu là do hiệu quả nhiên liệu cao hơn, sự thâm nhập của xe điện và sự dịch chuyển dầu trong lĩnh vực giao thông”, ông Sushant Gupta, Giám đốc nghiên cứu - Châu Á Thái Bình Dương, thị trường tinh chế và dầu tại Wood Mackenzie, nhận định.
Nguồn tin: xangdau.net