1. Về việc xin phép thì có đơn giản không? thủ tục như thế nào? cần làm các bước trình tự ra sao?
4. Khi nào xin phép phòng cháy chữa cháy?
4.Nhung: Ý kiến mở cây xăng:
Bây giờ mà bạn bước vào mở cây xăng coi như phá sản luôn đấy.Biết bao nhiêu doanh nghiệp xăng dầu đang phá sản.Nhà minh là cây xăng lúc trước đất đai rất là nhiều.Bây giờ cầm cự cây xăng mà bán hết đất rồi đó bạn.Thù lao cho lời rất là ít.Thêm thị trường giá xăng dầu rất là bất ổn.Theo tôi bạn nên đầu tư ở lĩnh vực khác đi
5.Nguahoang : Otosaigon
Tư vấn sơ sơ cho bác nhé:
1. Về trình tự thủ tục mở cây xăng:
Trước tiên bác phải có đất (của bác hoặc thuê), Nội thành thì diện tích tối thiểu là 300m2, Ngoại thành - chiều ngang theo mặt đường 50m diện tích từ 600m2 đến 900m2 (cái này có thể thấp hơn nhưng hơi khó vì quy định chung bây giờ nó thế, ngoại lệ thì có nhưng đã là ngoại lệ thì phải lệ thuộc vào ngoại). Hơn thế nữa đất này phải được UBND xã huyện, tỉnh phê duyệt chủ trương xây dựng cửa hàng xăng dầu và được Sở công thương cấp giấy chấp nhận đồng ý cho xây dựng cửa hàng xăng dầu (giấy phép này rất quan trọng, không có được giấy này thì giấc mơ cửa hàng xăng dầu phá sản). Vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện nên muốn xây dựng cửa hàng xăng dầu phải được Sở Công Thương đồng ý mới làm được. Nếu địa điểm của bác được duyệt thì bác cần làm các bước tiếp theo như sau:
1. Đăng ký thành lập DN (Giấy đăng ký kinh doanh)
2. Xin MST doanh nghiệp
3. Thiết kế sơ bộ CHXD do chủ DN tự làm.(Vd: kích thước, bồn chứa, trụ bơm, nhà điều hành, cột thu lôi……….)
4. Thẩm duyệt PCCC
5. Giấy phép xây dựng (Giấy chứng nhận đầu tư). Tiến hành nộp bản vẽ kỹ thuật mặt bằng cửa hàng xăng dầu cho Sở xây dựng và Sở PCCC để có được giấy phép xây dựng (Khi nộp bản vẽ kỹ thuật cho Sở PCCC cần nộp kèm theo phương án PCCC).
6. Thiết kế thi công
7. Cam kết môi trường
8. Tổng hợp các giấy tờ được phê duyệt gửi Sở Công thương xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Cửa hàng xăng dầu đã xây dựng xong, trước khi đi vào hoạt động phải có được giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (đây loại giấy phép quan trọng thứ 2). Đây là các bước cơ bản để hoàn thành cửa hàng xăng dầu, Thời gian kéo dài khá lâu nếu đủ điều kiện, còn làm thông qua dịch vụ sẽ nhanh hơn tùy theo bác chịu chi đến cỡ nào.
2: Chi phí đầu tư sơ thảo:
a. Tiền đất: 500m2 em e là không đủ. Hiện quy định về diện tích đất để mở cây xăng như sau: Nội thành thì diện tích tối thiểu là 300m2, Ngoại thành - chiều ngang theo mặt đường 50m diện tích từ 600m2 đến 900m2. Cũng có thể nhỏ hơn nhưng thường thì rất khó dẫn tới phát sinh tăng thêm chi phí lo thủ tục khá nhiều, hơn nữa cũng hạn chế trong quá trình kinh doanh do thiếu chỗ đậu xe... Bác tính mở ngoại thành thì em dự tiền đất chắc không dưới 5 tỷ. Nếu thuê thì chắc 1 tháng cỡ 20 - 50 triệu tùy vị trí.
b. Chi phí xây dựng: Với 4 đến 5 trạm bơm: Bác phải chấp nhận bỏ ra khoảng 1,5 tỷ. Thực tế số có thể ít hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào thiết kế cụ thể. Bao gồm công trình trên đất (quầy hàng, phòng điều hành, bồn chứa, thiết bị, công trình phụ trợ...)
c. Vốn lưu động: khoảng 400 triệu (tương đương 20.000 lít nhiên liệu) chưa kể phần bác chấp nhận bán thiếu cho khách hàng. Nếu bác hợp tác với 1 đối tác nào đó, ví dụ PVoil, Petec, MP... thì có thể người ta sẽ đầu tư 1 phần hoặc toàn bộ chi phí xây dựng cho bác với điều kiện bác phải mua hàng của đối tác trong 1 khoảng thời gian nhất định với một số lượng nhất định. Em biết 1 số biết đơn vị có chính sách hợp tác đầu tư nếu vị trí cây xăng của bác đẹp. Khi hợp tác bác sẽ ký cam kết hợp đồng 3 - 7 năm thì họ sẽ đầu tư xây dựng cây xăng cho bác. Còn việc bạn ký hợp đồng đại lý với đơn vị nào đó thì họ chỉ trang trí bảng hiệu, logo, bảng giá cho bác thôi.
c. Về hiệu quả đầu tư: Tại thời điểm hiện nay bình quân giá bán mỗi lít xăng dầu do đại lý bán ra lãi khoảng 500 đ/lít chưa trừ chi phí và hao hụt. Cây xăng tầm trung bán sản lượng khoảng 70.000 – 120.000 lít/tháng. Tức lãi gộp hàng tháng vào khoảng 35 triệu đến 60 triệu. Bác tính toán xem có thể đầu tư vào lĩnh vực này hay không nhé. Vì xăng dầu bây giờ khó làm hơn ngày trước và bác là người mới làm xăng dầu nên sẽ gặp khó trong khâu giao nhận và quản lý hao hụt. Đây là kết quả làm ăn đàng hoàng nha bác, làm ăn gian dối em không tính.
3. Nguồn hàng xăng dầu có dễ vào ko? Giá ông nào ổn và chiết khấu cao?
Cái này thì khi bác làm rồi thường dễ biết lắm, các đầu mối sẽ liên hệ trực tiếp với bác để tiếp thị mua hàng của họ ngay. Nguồn hàng thì không thiếu, hiện nay Sài Gòn có rất nhiều đầu mối (Công ty xăng dầu KV2, Quân đội, Petec, PVoil, Saigonpetro...) bác thoải mái mà lựa. Về giá và chiết khấu thì tùy, có thời điểm ông này cao ông kia thấp và ngược lại. Phần nữa phụ thuộc vào mối quan hệ, uy tín của bác với doanh nghiệp đầu mối. Thông thường tiền tươi thì giá thấp mà tiền chậm thì giá hơi cao.
4. xyz???
Thời điểm này em nói thật, nếu kinh doanh đàng hoàng, không gian lận này nọ thì kinh doanh xăng dầu chua hơn giấm. Nhà em làm tổng đại lý, doanh số hàng tháng khoảng 15 - 20 tỷ, chủ yếu là bán cho khách hàng công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp...). Việc kinh doanh cây xăng gần như là mang tính chất bắt buộc để được làm tổng đại lý, việc kinh doanh cây xăng không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, mục đích chính là tạo dựng uy tín, mối quan hệ và cũng là để khẳng định bộ mặt của công ty. Bác nào ở Biên Hòa chắc thấy cây xăng nhà em ngay QL1K, nằm giữa cổng 2 và công an Thành phố Biên Hòa. Hàng tháng bán khoảng 120.000 lít đến 140.000 lít (chủ yếu là xe các công ty, xe ben, xe CA BH...) mà hạch toán thì cũng chỉ được gọi là lời gộp. Bác nào đi ngang ghé đổ thử xem thừa thiếu, thật giả thế nào nhé.
Vậy xyz là phải chấp nhận rủi ro. Mất khách hàng, mất uy tín, thiệt hại vật chất và tinh thần.
6.Ngua hoang: OtoSaigon
Em thú thật với các bác. Giờ này mở cây xăng thì chỉ có người có gốc hoặc có quan hệ rộng thì nên mở. Thứ nhất khỏi la bị hoạch hoẹ đủ đường (QLTT, PCCC, Kiểm định chất lượng, liên ngành...). Thứ 2 là có thể thu hút khách hàng (ở đây là các công ty, chủ xe... vì bán dạo cho mấy ông honda, xe hơi cũng chả ăn thua mấy, nhà am bán cho dàn xe ben mỗi lần đổ từ 250 - 300 lít mà chưa ăn ai đấy ạ), Thứ 3 là có đủ khả năng và điều kiện để đòi nợ vì mấy ông này thường hay chây ỳ lắm.
Em biết 1 cây xăng ở Định Quán bao xe vào đổ xăng (xe tải) nếu bị xxx thổi thì chủ cây xăng sẽ giúp đỡ giải quyết các lỗi nặng thành lỗi nhẹ, lỗi nhẹ thành lỗi có thể bỏ qua mà vẫn chưa đâu vào đâu cả.
7.Không Ai Cả: OtoSaigon
Có 3 cấp cửa hàng: Theo quy định, về diện tích, quy mô, cửa hàng loại 1 tối thiểu phải có 6 cột bơm (loại 1-2 vòi) kèm theo nhà nghỉ, bãi đỗ xe qua đêm và các dịch vụ thương mại khác. Diện tích đất (không kể đất lưu không đến mép đường) tối thiểu đạt 5.600 m2, có chiều rộng mặt tiền khoảng 70 m trở lên.
Cửa hàng loại 2 tối thiểu phải có 4 cột bơm (loại 1-2 vòi) kèm theo các dịch vụ thương mại khác. Diện tích đất (không kể đất lưu không đến mép đường) tối thiểu phải đạt 3.000 m2, có chiều rộng mặt tiền khoảng 60 m trở lên. Trong các đô thị có thể giảm diện tích còn 1.000 m2, mặt tiền khoảng 40 m trở lên.
Cửa hàng loại 3 tối thiểu phải có 3 cột bơm (loại 1-2 vòi). Diện tích đất (không kể đất lưu không đến mép đường) tối thiểu phải đạt 900 m2, có chiều rộng mặt tiền khoảng 30 m trở lên. Trong các đô thị có thể giảm diện tích còn 500 m2, mặt tiền khoảng 20 m trở lên.
Về khoảng cách, khoảng cách giữa 2 cửa hàng loại 1≥40 km; giữa 2 cửa hàng loại 2≥20 km.
Khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu loại 3 với nhau và với cửa hàng loại 1, 2 trong khu vực đô thị là≥2 km; ngoài khu vực đô thị là≥12 km.
Ngoài ra, địa điểm xây dựng các cửa hàng xăng dầu phải thuận lợi về mặt nối kết với các công trình hạ tầng: giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc; đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn vệ sinh mội trường.