Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhìn lại thị trường dầu khí năm 2021 và triển vọng cho năm 2022

Năm 2021 chứng kiến sự biến động của giá dầu ở mức thấp hơn so với năm 2020 với giá dầu dao động trong khoảng 47 (mức thấp nhất) đến 86 (mức cao nhất), không giống như năm 2020, chứng kiến sự biến động giá mạnh từ -37 đến 63 đối với giá dầu thô WTI, và từ 19 đến 69 đối với Brent.

Chốt năm 2021, WTI ở mức 75,21 USD/thùng,  tăng 55% trong năm, mức tăng cao nhất kể từ năm 2009. Trong khi đó Brent chốt ở mức 77,85 USD/thùng, tăng 51% trong năm và có mức tăng lớn nhất của Brent kể từ năm 2016.

Mặc dù các biến thể Omicron và Delta đã bổ sung một tác động giảm giá, điều này không đủ giảm để gây ra biến động giá dầu đi xuống.

Mức tồn kho

Dữ liệu mới nhất về tồn kho dầu của OECD ở mức cao hơn 200 triệu thùng so với mức trung bình của 5 năm qua vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây nhất về dự trữ dầu của OECD năm nay ở mức thấp hơn 207 triệu thùng so với trung bình 5 năm qua và điều này sẽ bù trừ cho việc tiếp tục hứng chịu hậu quả của đại dịch và tăng cường các dấu hiệu phục hồi nhu cầu dầu. Điều này có nghĩa là năm 2021 đã chứng kiến sự gia tăng khoảng 407 triệu thùng trong kho dự trữ dầu, đây là một con số khổng lồ cho thấy các nhà sản xuất OPEC + đã thành công trong việc giữ chặt thị trường nhưng không gây thiếu hụt nguồn cung dầu.

Đường cong kỳ hạn tương lai (Cấu trúc thị trường)

Các đường cong kỳ hạn tương lai nằm trong backwardation hầu hết trong năm chứng kiến các đường cong kỳ hạn biến động vào cuối năm khi lo ngại về nhu cầu tăng lên trong bối cảnh biến thể Omicron nhưng hầu như cả năm vẫn là backwardation ngay cả khi thị trường bị giằng co trong việc đánh giá tác động của Omicron lên nhu cầu dầu. Vào cuối năm, các đường cong tương lai đã suy yếu từ backwardation sâu trên nhiều đường cong tương lai đã phẳng nhẹ, nhưng đường cong tương lai của dầu thô WTI vẫn là backardation, một mô hình tăng giá với giá ngắn hạn cao hơn giá thời hạn dài hơn, trong khi một thị trường contago, giá dầu giao sau cao hơn giá giao ngay, hàm ý nhu cầu nhanh yếu và tình trạng dư cung ngày càng tăng khuyến khích tích trữ dầu. Năm 2021 không chứng kiến một đường cong tương lai contago, điều này ngụ ý một thị trường tăng giá mạnh mẽ.

Lợi nhuận lọc dầu

Trong sự biến đông tương đối thấp của giá dầu, nhu cầu sản phẩm tinh chế đã tương đối trở lại mức trước đại dịch ngoại trừ nhiên liệu máy bay. Tuy nhiên, vào cuối năm nay, Omicron đã giảm nhẹ tỷ suất lợi nhuận lọc dầu ở châu Á xuống mức thấp nhất trong gần 5 tháng do lo ngại rằng Omicron có thể dẫn đến các biện pháp khóa cửa mới do tỷ lệ nhiễm COVID-19  tiếp tục tăng lên đè nặng lên thị trường sản phẩm. Bên cạnh đó còn có gia tăng sản lượng sản phẩm tinh chế khi các nhà máy lọc dầu tăng tốc độ vận hành, sau những đợt bảo trì lớn để bổ sung mức tồn kho sản phẩm.

Phát hành SPR

Việc phát hành SPR của các nền kinh tế tiêu thụ dầu lớn không gây áp lực giảm giá bởi vì thị trường dầu vẫn còn thắt chặt, ngay cả khi dự trữ được khai thác. Ý tưởng của các nhà nhập khẩu dầu hàng đầu: Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản khai thác SPR của họ được cho là đã gây nhầm lẫn cho thị trường, nhưng rõ ràng là sự nhầm lẫn này không hiện ra vì các quốc gia có nhu cầu dầu cao này duy trì dự trữ dầu chiến lược (SPR) chủ yếu chỉ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, trong khi hầu hết các nhà máy lọc dầu không tỏ ra quan tâm nhiều đến việc sử dụng các thùng SPR.

COP26

Năm 2021 chứng kiến hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 26 được chờ đợi từ lâu ở Glasgow, hội nghị đã đưa ra các bài phát biểu tuyệt vời tại COP26 nhưng không có các giải pháp thiết thực và chiến lược rõ ràng do các nhà lãnh đạo hội nghị thượng đỉnh khí hậu đã đặt ra các mục tiêu không rõ ràng và khó đạt được. Không chỉ có kết quả hội nghị COP26 đáng thất vọng như vậy, đặc biệt là khi các nước tiêu thụ than lớn nhất và đóng góp nhiều nhất vào biến đổi khí hậu vẫn chưa ký thỏa thuận xử lý than, cụ thể: Trung Quốc tiêu thụ 54%, Ấn Độ tiêu thụ 11,6% và Hoa Kỳ tiêu thụ 6,1%. Ngoài ra, kết quả của hội nghị thượng đỉnh COP26 không gây ra bất kỳ sự nhầm lẫn nào đối với thị trường dầu mỏ hay bất kỳ xu hướng giảm giá nào của giá dầu, bất chấp sự thù địch của nó đối với dầu mỏ.

Lạm phát: Giá dầu cao hay chính sách tiền tệ?

Về mặt lý thuyết, giá dầu tăng dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng đến chi phí và theo đó, giá hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ tinh chế, nhưng cần một số yếu tố hỗ trợ để đạt được. Mặc dù vậy, lạm phát bắt đầu tăng trong năm nay khi giá dầu ở mức thấp hơn nhiều. Ví dụ, vào tháng 5 năm nay, lạm phát ở Hoa Kỳ đạt mức 5% hàng năm, mức tăng cao nhất trong gần 13 năm và giá cả hàng hóa ở Hoa Kỳ tăng đều đặn. Ngoài ra, những gì đang xảy ra được hỗ trợ bởi lãi suất liên bang rất thấp. Và trong bối cảnh các chính sách tiền tệ đang cố gắng giải cứu những gì có thể cứu được do đại dịch và hậu quả của nó, và do đó, những gì đang xảy ra hiện nay về lạm phát hoặc lo ngại về nó không liên quan đến nhu cầu dầu cao và việc thắt chặt nguồn cung, mà là các công cụ chính sách, hiện đang đặt Hoa Kỳ và toàn thế giới vào tình thế khó khăn chưa từng thấy trước đây.

Khi chúng ta bắt đầu năm mới, dưới đây là một số vấn đề có thể là động lực quan trọng nhất của giá dầu trong năm 2022.

Chúng ta cũng đã thấy các dự báo cho năm 2022 từ giảm vừa phải đến giá tăng lên đến ba con số, vì vậy chúng ta sẽ bắt đầu năm nay với mức độ không chắc chắn cao điển hình cho tương lai.

Dưới đây là 13 vấn đề chính cần lưu ý trong năm nay có thể định hướng cho chúng ta về xu hướng giá dầu khi các sự kiện này diễn ra. Bảy sự kiện đại diện cho chất xúc tác giá đi lên, trong khi sáu sự kiện bổ sung hàm ý áp lực giảm lên giá.

7 sự kiện có thể đẩy giá cao hơn

1. Sự tham chiến của Nga

Châu Âu và Hoa Kỳ lo ngại rằng Nga có thể gây ảnh hưởng quân sự hơn nữa đối với Ukraine, và điều này đã dẫn đến việc thảo luận về các lệnh trừng phạt dầu khí tiềm năng.

Trong bối cảnh đó, cần phải lưu ý rằng Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính cho châu Âu, khu vực mà nước này đã và đang cắt giảm nguồn cung cấp. Khí đốt tự nhiên của Nga ở châu Âu ít hơn dẫn đến việc sử dụng dầu nhiều hơn làm nhiên liệu sản xuất điện.

2. Sự bất ổn của Ả Rập Xê Út

Vua Salman của Ả Rập Xê Út sẽ bước sang tuổi 86 vào năm 2022. Bất kỳ sự thay đổi nhà lãnh đạo nào của Ả Rập Xê Út đều có thể dẫn đến sự không chắc chắn và lo lắng trên thị trường dầu mỏ. Nếu có sự thay đổi trong ban lãnh đạo, giá có thể sẽ tăng, nhưng thời gian và cường độ tăng sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế.

3. Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc

Luôn có khả năng Trung Quốc cố gắng tăng cường ảnh hưởng của mình đối với Đài Loan hoặc tạo ra bá quyền ở Biển Đông. Điều này có thể đe dọa các đường cung cấp dầu và gây ra các vấn đề về nhu cầu đáng kể.

4. Các Quy định về Môi trường và Luật Cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ

Các quy định về môi trường của Mỹ thường được coi là gánh nặng đối với hoạt động khai thác và sản xuất của Mỹ. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 sẽ diễn ra vào tháng 11 và có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các quy định và việc thực hiện chúng.

5. Con số sản xuất dầu của Hoa Kỳ

Năm 2021 chứng kiến một số tăng trưởng trong sản xuất của Hoa Kỳ, nhưng nó vẫn thấp hơn sản lượng trước đại dịch. Nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ đang tăng chi tiêu, nhưng chúng ta vẫn chưa thấy loại cam kết tài chính cần thiết từ các nhà sản xuất để quay trở lại mức sản xuất năm 2019. Giá dầu sẽ tăng trong năm 2022 nếu các nhà sản xuất vẫn do dự và tăng trưởng kinh tế và nhu cầu của Mỹ tiếp tục tăng.

6. Coronavirus

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn, điều này có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn và việc tiếp tục nối lại các chuyến đi lại trên toàn cầu.

7. Lạm phát

Điều này đã tác động đến giá dầu trong năm 2021. Các câu hỏi đặt ra là nó sẽ đẩy giá dầu lên bao nhiêu vào năm 2022 và trong bao lâu.

6 sự kiện có thể đẩy giá xuống thấp hơn

1. Quan hệ ngoại giao với Iran

Nếu Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Iran, mức tăng ban đầu của nguồn cung dầu toàn cầu có thể lên tới 850.000 thùng/ngày với dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa. Đó là theo S&P Global Platts. Thậm chí quan trọng hơn, tâm lý trong thị trường dầu sẽ khiến giá xuống thấp hơn.

2. Các nới lỏng quy định của Biden

Cũng như các quy định khắt khe hơn của Hoa Kỳ có thể đồng nghĩa với việc giá dầu cao hơn, việc nới lỏng các quy định có thể dẫn đến sản lượng nhiều hơn và giá thấp hơn. Một lần nữa, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 năm 2022 ở Hoa Kỳ có thể sẽ tác động đến cách chính phủ lựa chọn để tạo và thực thi các quy định.

3. Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 ở Hoa Kỳ

Nhìn chung, đảng Cộng hòa được coi là thân thiện hơn đối với ngành công nghiệp sản xuất dầu. Một chiến thắng thuyết phục của Đảng Cộng hòa có thể báo hiệu cho một số nhà sản xuất dầu rằng môi trường đang trở nên thuận lợi hơn để họ sản xuất thêm dầu và khí đốt.

4. Tăng trưởng thăm dò  và sản xuất của Hoa Kỳ

Giá sẽ giảm nếu các công ty quyết định chi nhiều hơn vào sản xuất. Giá cả sẽ giảm xuống đang kể nếu tốc độ tăng trưởng sản xuất vượt quá tốc độ tăng trưởng nhu cầu. Có một số dấu hiệu cho thấy tăng trưởng sản xuất trong năm 2022 có thể đến từ các nhà sản xuất chưa niêm yết chứng khoán. Một chỉ số quan trọng cần theo dõi là tài chính của các công ty này.

5. OPEC +

Những ngày này, chúng ta không thể tự tin về quyết định mà OPEC + sẽ đưa ra trước mỗi cuộc họp hàng tháng. Điều này tạo ra một yếu tố bất ổn cho thị trường. Luôn có khả năng mối quan hệ hợp tác giữa OPEC và các đối tác ngoài OPEC có thể đổ vỡ dẫn đến mức sản lượng không được kiểm soát, đặc biệt khi một thỏa thuận sản xuất mới cần được đàm phán vào mùa xuân.

6. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc

Trung Quốc có thể quyết định ngừng hoặc hạn chế nhập khẩu dầu bất cứ lúc nào. Hiện tại, Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, điều này mang lại cho nước này ảnh hưởng lớn trên thị trường.

Trung Quốc cũng có một lượng lớn dầu tồn kho — cả công lẫn tư — vì vậy họ có khả năng hạn chế nhập khẩu trong một thời gian mà không gây hại cho nền kinh tế của chính mình. Một quyết định như vậy, cho dù được Bắc Kinh cho là cần thiết hay được sử dụng như một chiến thuật kinh tế, sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu.

Triển vọng 2022

Năm ngoái, triển vọng năm 2021 sẽ không bao giờ được kỳ vọng là tăng giá và giá dầu dự kiến sẽ không vượt quá mức trước đại dịch. Thị trường dầu dư cung đã là điều gì đó trong quá khứ với sự đồng thuận của OPEC+ và nỗ lực tiếp tục giữ thị trường trong tầm kiểm soát, thị trường dầu toàn cầu dự kiến sẽ cân bằng với lượng dầu tồn kho tiếp tục cạn kiệt. Với việc chốt năm trong trên 75 USD/thùng, một động lực tăng được dự đoán rộng rãi vào năm 2022 trừ khi có những bất ngờ lớn làm rung chuyển thị trường. Nguồn cung dầu thô gia tăng từ Iran và Venezuela dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến thị trường. COVID-19 có thể sẽ tăng vọt trở lại và các đợt khóa cửa mới bắt đầu có thể gây thêm một số tâm lý giảm giá vào đầu năm 2022, nhưng các nguyên tắc cơ bản của thị trường vẫn mạnh mẽ.

Bất kỳ sự sụt giảm nào của giá dầu dự kiến sẽ được phục hồi nhanh chóng vì giá đã phục hồi mức giảm mạnh nhất vào cuối tháng 11 năm 2021. Tin tức về các ngân hàng trung ương và tin tức về lạm phát và tiêu dùng sẽ không ảnh hưởng đến thị trường vì thị trường thực tế đang rất mạnh. và thị trường dầu mỏ toàn cầu dựa trên nền tảng vững chắc từ việc quản lý nguồn cung từ OPEC, tổ chức đã đưa ra dự báo lạc quan nhất về giả định rằng tác động của Omicron đối với nhu cầu dầu là vừa phải và ngắn hạn, khi thế giới được trang bị tốt hơn để đối mặt với COVID- 19 và những thách thức liên quan đến nó.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM