Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhiệm kỳ của Tổng thống Biden sẽ tác động như thế nào đến sự bùng nổ dầu ở Nam Mỹ?

 

Phần lớn các chính sách năng lượng của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ gây tác động tiêu cực đối với ngành dầu mỏ Mỹ, vốn đang nỗ lực để tồn tại trong tình trạng thừa cung toàn cầu và giá năng lượng thấp hơn. Điều này hoàn toàn trái ngược với các chính sách ủng hộ ngành dầu khí của Tổng thống Trump sắp mãn nhiệm, vốn được cho là đã giúp ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ tồn tại trong đợt sụt giảm giá dầu tồi tệ nhất kể từ đầu những năm 1990. Các nhà phân tích trong lĩnh vực năng lượng dự kiến cam kết cấm hợp đồng cho thuê đất để khai thác dầu và khí đốt tự nhiên mới trên các khu đất công của Biden, tích cực làm giảm lượng khí thải, tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris và khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ gây tổn hại cho ngành dầu khí Mỹ. Người ta lo ngại rằng, nếu các chính sách đó được thực hiện thành công, chúng sẽ khiến giá dầu giảm và gây áp lực lớn hơn đối với các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ. Có thể cho rằng, chính sách đối ngoại cứng rắn của Trump, chính sách ngoại giao dầu khí và sự can thiệp liên tục vào thị trường năng lượng toàn cầu đã làm tăng thêm mức độ biến động không lành mạnh đối với giá dầu, thậm chí còn kìm hãm chúng, gây thiệt hại nhiều hơn cho ngành năng lượng trong nước so với quy định tăng cao. Trong năm 2018, khi dầu Brent tăng vọt lên mức giá cao nhất kể từ năm 2015 và dao động quanh mốc 80 USD/thùng, Trump đã gây áp lực đáng kể lên OPEC để đẩy giá dầu xuống thấp hơn bằng cách tăng sản lượng. Trong khi Saudi Arabia và các đồng minh, bao gồm Nga, tìm cách ổn định giá ở mức khoảng 75 USD/thùng thì Trump khăn khăng đòi họ tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng. Lý do cho việc Trump thường xuyên can thiệp để thao túng giá dầu rất đơn giản: giá thấp hơn đáng kể là một hình thức kích thích kinh tế miễn phí đối với chính phủ liên bang Mỹ. Nó cũng không tạo ra rủi ro lạm phát liên quan đến việc tạo ra tiền vốn là chính sách kích thích được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lựa chọn. Các chính sách của Biden, trong khi tăng gánh nặng pháp lý và kéo theo đó là chi phí hoạt động cho các nhà sản xuất dầu upstream của Mỹ, có thể làm hạn chế sản lượng xăng dầu từ nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Điều đó sẽ giúp giải tỏa một phần nào đó cho một thế giới ngập trong dầu và sa lầy trong tình trạng thừa cung kéo dài 6 năm, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá sụt giảm kéo dài. Bất kể sự cường điệu xung quanh sự gia tăng nhanh chóng theo dự đoán của các loại xe điện và sự xuất hiện của nhu cầu dầu đạt đỉnh, nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn là một phần quan trọng của hỗn hợp năng lượng toàn cầu trong một thời gian. Trong khi dư cung toàn cầu hiện tại sẽ ảnh hưởng đến giá cả trong tương lai gần, thì nhu cầu nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn ổn định trong ít nhất một thập kỷ.

Cách tiếp cận đa phương của Biden đối với chính sách đối ngoại, tập trung vào việc Mỹ khôi phục lại vai trò là nhà lãnh đạo thế giới và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và thương mại tự do sẽ khuyến khích sự ổn định địa chính trị toàn cầu cao hơn. Điều đó sẽ làm dịu căng thẳng quốc tế và thúc đẩy thương mại toàn cầu, do đó thúc đẩy nhu cầu lớn hơn đối với dầu thô, nguồn năng lượng chính của thế giới. Chính sách như vậy sẽ làm giảm số lượng các cú sốc địa chính trị, có nghĩa là sự biến động gia tăng của giá dầu đã được chứng kiến ​​ngay cả trước khi đại dịch xảy ra sẽ giảm đáng kể. Điều đó kết hợp với tiềm năng tiêu thụ dầu lớn hơn sẽ có lợi cho ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu vốn đang chật vật để rũ bỏ hậu quả từ đại dịch COVID-19. Chiến lược hợp tác dựa trên giá trị của Biden ở Mỹ Latinh sẽ củng cố mối quan hệ khu vực, do đó thúc đẩy sự ổn định địa chính trị. Điều này đặc biệt đúng vì tổng thống đắc cử tập trung vào việc củng cố các thể chế dân chủ khu vực, tăng cường nhân quyền, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ tham nhũng và thúc đẩy thương mại tự do ở Mỹ Latinh. Những biện pháp đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, thúc đẩy ổn định chính trị và biến Mỹ Latinh trở thành điểm đến ít rủi ro hơn và hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài. Sự thay đổi trong chính sách của Washington đối với Mỹ Latinh sẽ làm giảm tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trong khu vực của Nga, Trung Quốc và Iran. Chính sách đối ngoại dựa trên sự cứng rắn của Trump bao gồm đe dọa can thiệp quân sự vào Venezuela, áp đặt thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu trong khu vực và lập trường thiếu thiện cảm về nhập cư khiến nhiều nhà lãnh đạo Mỹ Latinh xa lánh. Điều đó cho phép Trung Quốc, Nga và Iran tăng cường sự hiện diện của họ ở Nam Mỹ, đặc biệt là Venezuela, thúc đẩy đòn bẩy chính trị của họ với cái giá phải trả là giảm bớt tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực khi các nhà lãnh đạo tại đây tìm cách đối trọng với các chính sách của Trump. Sự hiện diện ngày càng tăng của Nga và Iran đã gây thêm bất ổn cho Nam Mỹ, nhấn mạnh sự cần thiết của Mỹ để thay đổi cách thức tương tác với khu vực này.

Những diễn biến này sẽ mang lại cho sự bùng nổ dầu mỏ đang phát triển của Nam Mỹ một động lực vững chắc, đặc biệt là vì giá hòa vốn ở nhiều khu vực pháp lý thấp hơn mức 45 đô la mỗi thùng được ước tính cho ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ. Colombia bơm dầu thô với giá hòa vốn sau thuế trung bình từ 40 đến 45 USD một thùng. Công ty dầu khí quốc gia Ecopetrol tuyên bố sản xuất dầu thô với giá hòa vốn thậm chí còn thấp hơn chỉ với 30 USD một thùng. Chính phủ quốc gia Colombia đang thực hiện các biện pháp để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí quan trọng về mặt kinh tế của nước này, trong năm 2019 đã nhận được gần một phần năm tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kế hoạch của Biden nhằm tăng cường mối quan hệ với Colombia, một đồng minh quan trọng trong khu vực, cũng như tăng cường an ninh, nhân quyền và phát triển kinh tế ở quốc gia bị xung đột này sẽ cải thiện sự ổn định chính trị. Điều đó làm giảm rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào đây, sẽ cải thiện an ninh và mở thêm lãnh thổ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trên đất liền. Điều này đặc biệt quan trọng vì không có phát hiện hydrocarbon lớn nào ở Colombia trong hơn một thập kỷ và trữ lượng dầu và khí tự nhiên đã được xác minh ở mức thấp, chỉ có thời gian sản xuất tương ứng là sáu đến tám năm. Bộ năng lượng Colombia dự kiến ​​sẽ thu hút 3,4 tỷ đô la đầu tư vào ngành trong năm 2021 và cho hoạt động thăm dò ngoài khơi tăng vọt. Vì những lý do này, ngành công nghiệp dầu mỏ của Colombia được coi là lý tưởng để hưởng lợi từ nhiệm kỳ tổng thống của Biden, đặc biệt là khi dầu Brent được bán với giá hơn 54 đô la một thùng.

Sự bùng nổ dầu mỏ ngoài khơi của Guyana sẽ có thêm động lực trong năm 2021. Trong sáu năm qua, công ty khai thác dầu mỏ toàn cầu ExxonMobil đã thực hiện 18 phát hiện dầu quan trọng ở lô Stabroek ngoài khơi, gần đây nhất là phát hiện Redtail vào tháng 9 năm 2020. Exxon ước tính chỉ riêng trong Lô Stabroek, đã có hơn 8 tỷ thùng tài nguyên dầu mỏ có thể khai thác. Công ty dầu này đã bắt đầu khai thác tại mỏ dầu Liza, tại Lô Stabroek, trong tháng 12 năm 2019 và dự kiến ​​bơm hơn 750.000 thùng mỗi ngày vào năm 2026. Theo Hess, đối tác của Exxon ở Guyana, mỏ Liza đang bơm dầu thô với giá hòa vốn là 35 USD/thùng dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 25 USD/thùng khi FPSO Liza Unity được triển khai như một phần của dự án Liza Giai đoạn Hai. Sự ổn định chính trị gia tăng của Guyana sau khi cuộc khủng hoảng bầu cử kéo dài 5 tháng kết thúc vào tháng 8 năm 2020 với việc Mohamed Irfaan Ali tuyên thệ nhậm chức tổng thống, cùng với các mối quan hệ xích lại gần hơn với Mỹ, sẽ củng cố sự ổn định địa chính trị, gia tăng sự hấp dẫn đầu tư vào đây.

Sự bùng nổ dầu của Suriname đang nóng lên. Việc lật đổ cựu quân nhân Dési Bouterse trong cuộc bầu cử tháng 6 năm 2020 của thuộc địa cũ của Hà Lan báo hiệu tốt cho sự ổn định chính trị hơn và tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia nghèo khó bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch COVID-19. Liên minh 4 đảng do cựu cảnh sát trưởng Chandrikapersad Santokh đứng đầu quyết tâm thúc đẩy luật pháp và trật tự, củng cố thể chế chính phủ và tái thiết nền kinh tế. Một loạt các phát hiện dầu quan trọng đã được thực hiện ở Suriname trong năm 2020 với Apache và Total công bố ba phát hiện ở ngoài khơi Lô 58. Mới nhất là phát hiện vào tháng 12 năm 2020 của Exxon ở ngoài khơi Lô 52 với đối tác Petronas. Công ty dầu khí quốc gia của Suriname và cơ quan quản lý ngành Staatsolie đang tăng cường hoạt động.

Công ty dầu mỏ do nhà nước kiểm soát của Brazil, Petrobras tuyên bố đang bơm dầu thô với mức giá hòa vốn ấn tượng, chỉ 21 USD/thùng. Con số này thấp hơn đáng kể so với ước tính của các nhà phân tích là 35 đến 45 USD mỗi thùng ở ngoài khơi Brazil. Trung Quốc đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự bùng nổ dầu mỏ ngoài khơi của Brazil. Hai loại dầu thô ngọt vừa tiền muối Lula và Búzios cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc, nơi chúng được bán với giá cao hơn so với Brent, vì chúng có thể dễ dàng được tinh chế thành nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp cao cấp, bao gồm cả dầu chạy tàu biển tuân thủ quy định IMO2020.

Các kế hoạch của Biden nhằm củng cố thể chế dân chủ, nhân quyền, an ninh, thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ Latinh sẽ mang lại cho ngành công nghiệp dầu mỏ của khu vực này một sự thúc đẩy bền vững. Điều này sẽ tạo thành một phần quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế trên diện rộng đối với một khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn cầu bởi đại dịch COVID-19.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM