Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhật Bản kêu gọi OPEC bơm thêm dầu

  Nhật Bản đã tiếp cận các nhà sản xuất OPEC và các đối tác của họ trong OPEC+ với mong muốn liên minh này tăng thêm sản lượng, Kyodo News đưa tin.

Bộ trưởng Công nghiệp Koichi Hagiuda cho biết các cuộc gọi sẽ tiếp tục cho đến cuộc họp OPEC+ tiếp theo, dự kiến ​​vào ngày 4 tháng 11. Trong khi đó, ngoại trưởng Nhật Bản đã nói chuyện cụ thể với người đồng cấp Kuwait về khả năng tăng nguồn cung.

"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các chuyển động trên thị trường dầu thô cũng như tác động đến ngành công nghiệp trong nước và các hộ gia đình", Thủ tướng Nhật Bản nói với giới truyền thông, sau khi ông yêu cầu Nội các của mình đề phòng ảnh hưởng từ việc tăng giá năng lượng đối với nền kinh tế Nhật Bản.


Thủ tướng Fumio Kishida cũng đã kêu gọi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thúc đẩy OPEC tăng sản lượng khai thác dầu. Nhật Bản gần như phụ thuộc hoàn toàn vào dầu nhập khẩu cho nhu cầu của mình, và đợt tăng giá mới nhất đã giáng một đòn mạnh vào sự phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh của nước này, đẩy đồng Yên xuống mức thấp nhất trong 3 năm, theo báo cáo của Reuters.

Được biết, Nhật Bản nhập khẩu phần lớn dầu từ OPEC, trong đó Ả Rập Xê-út là nhà cung cấp lớn nhất, tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Kuwait. Qatar và Nga là những nhà xuất khẩu nhỏ hơn sang thị trường Nhật Bản.

Những lời kêu gọi OPEC thúc đẩy khai thác dầu đã tăng lên kể từ khi giá bắt đầu leo ​​thang. Bên cạnh Mỹ, quốc gia đã hai lần kêu gọi OPEC+ sản ​​xuất thêm dầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng kêu gọi liên minh này cung cấp thêm dầu. Tuy nhiên, cho đến nay, OPEC+ vẫn giữ chặt nguồn cung do lo ngại nhu cầu mạnh mẽ hiện tại có thể không kéo dài.

Có vẻ như gần đây, OPEC+ không chỉ bám vào các mục tiêu sản xuất của mình mà còn phát huy tác dụng của chúng. Hồi tháng 9 vừa qua, theo một báo cáo của Bloomberg, OPEC+ đã cắt giảm sản lượng hơn 15% so với kế hoạch, sau khi sản xuất ít hơn 16% so với thỏa thuận vào tháng 8 và ít hơn 9% so với thỏa thuận vào tháng 7.

Nguồn tin: PetroTimes

ĐỌC THÊM