Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhật Bản kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng

Nhật Bản đang kêu gọi người dân và các doanh nghiệp lặp lại nỗ lực tiết kiệm năng lượng từ mùa hè vào mùa đông năm nay, vì tình trạng khan hiếm năng lượng và lạm phát giá LNG tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người dân Nhật Bản được khuyến cáo tắt đèn trong những căn phòng không sử dụng và mặc thêm một lớp quần áo để giữ ấm, Bloomberg đưa tin, dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản, Yasutoshi Nishimura.

Bộ đang khởi động một chương trình đặc biệt để khuyến khích các biện pháp tiết kiệm năng lượng này, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3.

Nhật Bản cực kỳ nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, điều này buộc nước này phải nhập khẩu gần như toàn bộ năng lượng. Điều đặc biệt khó chịu hiện nay là Nga là một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất và Nhật Bản không có cách nào để dừng tất cả hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt từ nước láng giềng phương Tây, mặc dù Nhật là thành viên của G7. Là một thành viên của G7, Nhật Bản đã ủng hộ kế hoạch giới hạn giá của nhóm, và mặc dù chỉ là hình thức, lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Thật vậy, trong tuần này, tờ FT đã công bố một cuộc phỏng vấn với giám đốc điều hành của Itochu Nhật Bản, trong đó ông nói rằng "Không giống như châu Âu hay Mỹ, Nhật Bản phụ thuộc vào nước ngoài cho hầu hết nhu cầu năng lượng của mình nên không thể cắt đứt quan hệ với Nga vì các lệnh trừng phạt”.

“Trên thực tế, chúng tôi không thể sống sót nếu không tiếp tục nhập khẩu từ Nga, ngay cả với khối lượng nhỏ hơn”, Masahiro Okafuji thông tin với FT.

Để đảm bảo nguồn cung năng lượng, chính phủ Nhật Bản hồi tháng trước thậm chí đã thay đổi luật nhiên liệu quốc gia để các cơ quan nhà nước có thể mua LNG trong trường hợp các công ty tư nhân không thể đảm bảo đủ khối lượng. Bộ thương mại cũng sẽ có quyền ra lệnh cắt giảm sử dụng khí đốt đối với các công ty lớn trong tình trạng nguồn cung khan hiếm.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM