Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt kỷ lục phù hợp với tốc độ xử lý tại các nhà máy lọc dầu, nhưng ngay cả như vậy quốc gia này dường như vẫn đang tăng tốc dự trữ.
Trung Quốc đã nhập khẩu 10,72 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng trước, tăng 11,5% so với cùng tháng năm 2018 và làm lu mờ mức cao 10,64 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2019.
Nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này đã mua 9,95 triệu thùng/ngày trong 10 tháng đầu năm nay, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhưng tăng trưởng nhập khẩu dầu thô mạnh mẽ phần lớn phù hợp với hoạt động lọc dầu kỷ lục, với 13,62 triệu thùng/ngày được xử lý trong tháng 10/2019, chỉ dưới kỷ lục 13,75 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2019.
Trong 10 tháng đầu năm nay, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã xử lý 12,9 triệu thùng dầu mỗi ngày, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Trung Quốc không cung cấp số liệu thường xuyên về dự trữ dầu thô chiến lược và thương mại, nhưng ước tính có thể thực thiện bằng cách xem tổng khối lượng dầu thô sẵn có từ nhập khẩu và sản lượng trong nước và sau đó trừ đi khối lượng đã xử lý của các nhà máy lọc dầu.
Sản lượng dầu thô trong nước tháng 10/2019 tương đương 3,79 triệu thùng, cùng với nhập khẩu đưa tổng lượng dầu đạt 14,51 triệu thùng/ngày. Trong đó các nhà máy lọc dầu sử dụng 13,62 triệu thùng/ngày, còn lại khoảng 890.000 thùng dầu thô mỗi ngày có thể đưa vào kho dự trữ chiến lược hoặc thương mại.
Trong 10 tháng đầu năm nay, tổng lượng dầu thô sẵn có là 13,78 triệu thùng/ngày và các nhà máy lọc dầu sử dụng 12,9 triệu thùng/ngày, còn lại 880.000 thùng/ngày đưa vào kho dự trữ.
Trùng khớp với sự gia tăng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 898.000 thùng/ngày.
Dự trữ dầu thô
Lượng dầu thô vào kho dự trữ chỉ trở nên quan trọng khi Trung Quốc bắt đầu giảm nhập khẩu dầu thô cho kho dự trữ chiến lược do họ gần đạt được mức khuyến nghị 90 ngày trang trải của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA).
Điều này có thể xảy ra sớm hơn so với dự đoán của thị trường hiện nay, do Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết họ đã có khoảng 80 ngày trong kho dự trữ (cả thương mại và chiến lược).
Dựa trên cơ sở đó, mục tiêu 90 ngày có thể đạt được trong quý 1/2020, mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa dứt khoát ở mức nào sẽ dừng dự trữ.
Cho rằng Trung Quốc hiện chiếm gần 90% trong tổng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu của IEA 1 triệu thùng/ngày trong năm 2019, giảm quy mô nhập khẩu để lưu trữ có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức mạnh nhu cầu thế giới.
Một yếu tố đáng chú ý khác là sự gia tăng hoạt động lọc dầu đã dẫn tới xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu tăng lên, mặc dù ở tốc độ thấp hơn so với sự gia tăng xử lý.
Xuất khẩu nhiên liệu đã lọc trong 10 tháng đầu năm nay đạt 52,75 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Phân tích chi tiết sản phẩm trong tháng 10/2019 vẫn chưa có, nhưng số liệu tháng 9/2019 cho thấy rằng trong 3 quý đầu năm nay, xuất khẩu xăng tăng 7,2%, diesel tăng 14,5% và nhiên liệu bay tăng 20,2%.
Có khả năng nhập khẩu dầu thô và hoạt động lọc dầu mạnh mẽ trong tháng 10/2019 sẽ chỉ ra xuất khẩu nhiên liệu đã lọc tăng trong tháng này và trong tháng 12 do các nhà máy lọc dầu tìm cách sử dụng hết hạn ngạch xuất khẩu trong bối cảnh tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu trong nước yếu.
Lợi nhuận lọc dầu tại Châu Á đang bị áp lực giảm, với nhà máy lọc dầu tại Singapore hiện nay có lợi nhuận chỉ 47 US cent/thùng so với mức trung bình 365 ngày là 4,18 USD/thùng.
Nguồn tin: vinanet.vn