Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng vọt trong khi sản lượng nội địa giảm

Trung Quốc đã âm thầm leo lên vị trí hàng đầu trong danh sách các nhà nhập khẩu dầu mỏ thế giới khi chính phủ duy trì sự im lặng về những rủi ro an ninh năng lượng.

Trong 4 tháng đầu năm nay, dầu thô chảy vào của Trung Quốc tăng 12,5% so với năm ngoái lên 139 triệu tấn, tương đương gần 8,5 triệu thùng/ngày, đứng đầu trong số các nhà nhập khẩu, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan của Trung Quốc.

Nhập khẩu của Mỹ trung bình dưới 8,2 triệu thùng/ngày trong suốt thời gian đó, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA.

Cục Thống kê Số liệu Trung Quốc cho biết, nguồn cung dầu từ nước ngoài đến Trung Quốc giảm nhẹ trong tháng 4 còn 8,4 triệu thùng/ngày sau khi đạt mức kỷ lục 9,2 triệu thùng/ngày trong tháng 3, trong khi sản lượng dầu trong nước trong 4 tháng đầu năm nay giảm 6,1% còn 3,9 triệu thùng/ngày.

Con số này đã thúc đẩy sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Trung Quốc lên gần 68,5% trong năm nay. Dựa trên số liệu tháng 3, tỷ lệ này đã chiếm 70%.

Reuters và Platts cũng cho biết Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong quý 1 với mức nhập khẩu trung bình 8,53 triệu thùng/ngày so với nhập khẩu dầu bình quân của Mỹ là 8,17 triệu thùng/ngày.

Sự sụt giảm sản lượng trong nước của Trung Quốc là do cắt giảm liên tục ở các mỏ dầu chi phí cao và các mỏ dầu già, cho thấy nước này đã quyết định đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của mình với sự gia tăng nhập khẩu bất chấp những rủi ro của sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài.

Có vẻ như là như vậy  mặc dù chính phủ hầu như không nói gì hoặc hoàn toàn không nói để làm rõ các chính sách hoặc lựa chọn chiến lược của mình.

Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 50% phụ thuộc vào nhập khẩu dầu trong năm 2009, khi sản lượng dầu trong nước đạt 3,8 triệu thùng/ngày với nhập khẩu gần 4,1 triệu thùng/ngày.

Edward Chow, chuyên gia năng lượng và an ninh quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói rằng những rủi ro của Trung Quốc đang tăng lên cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu.

Ông Chow nói: "Nó đã diễn ra quá lâu, theo xu hướng này, vì không có sự tìm kiếm sâu rộng hơn. Bạn không thể để cho sự phụ thuộc vào nhập khẩu theo cách như vậy."

Chow cho rằng rủi ro an ninh năng lượng của Trung Quốc với các tuyến nhập khẩu đường dài từ Trung Đông, Châu Phi và Nga lớn hơn so với Mỹ trước khi nước này có sự bùng nổ sản xuất trong nước.

"Vị thế của Trung Quốc nguy hiểm hơn Mỹ ở bất kỳ giai đoạn nào của trò chơi, do phần lớn hàng nhập khẩu của chúng tôi là từ Tây Bán Cầu dựa vào các lô hàng đường ngắn," ông nói.

Xu hướng sẽ tiếp tục

Nhưng nhu cầu tiêu thụ cao hơn ở Trung Quốc cho thấy xu hướng này sẽ tiếp tục.

Với sự phục hồi trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc lên đến 6,9% trong quý 1, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đã tăng 5,3% trong hai tháng đầu năm nay, trong khi sản lượng trong nước tiếp tục trì trệ, theo Platts.

Trước khi phục hồi, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc cho năm 2016 chỉ tăng 2,5%, mức tăng chậm nhất trong ba năm, Reuters ước tính. Nhu cầu tiêu thụ trong năm ngoái chỉ tăng 1,3%, theo Platts.

Trong tháng 1, chính phủ đã đưa ra một kế hoạch năng lượng 5 năm nhằm duy trì sản lượng dầu trong nước về cơ bản ở mức 4 triệu thùng/ngày đến năm 2020, cho thấy mức giảm 7% so với năm 2015. Mục tiêu này cho thấy sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu nhiều hơn trong tương lai.

Triển vọng 5 năm dự kiến ​​nhập khẩu là 7,8 triệu thùng/ngày đến năm 2020, một mức mục tiêu đã bị vượt qua.

Các yếu tố phức tạp trong việc giải thích sự gia tăng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc bao gồm sự gia tăng trong việc xử lý dầu bởi các nhà máy lọc dầu tư nhân theo các hạn ngạch mới của chính phủ, tăng gần 25% trong tháng 3 về xuất khẩu nhiên liệu tinh chế và xuất khẩu dầu sang các nước láng giềng.

Nhưng ngay cả với những yếu tố đó, sự gia tăng nhanh chóng trong sự phụ thuộc vào nhập khẩu của Trung Quốc đã nhanh hơn các nhà phân tích dự đoán chỉ vài tháng trước.

Theo ông Harry Liu, một nhà phân tích của tập đoàn tư vấn IHS Markit, "Nhập khẩu dầu thô 9,2 triệu thùng/ngày chắc chắn là một con số gây sốc."

Liu ước tính rằng trong tháng 3, gần 1,7 triệu thùng/ngày đã được tích trữ, một con số mà ông gọi là "không nằm trong biểu đồ từ bất kỳ quan điểm nào."

Câu hỏi đặt ra là rất quan trọng bởi vì chính phủ cầm quyền hiếm khi cung cấp thông tin về kho chứa, hàng tồn kho hoặc tiêu dùng thực tế, làm cho rủi ro của sự phụ thuộc vào nhập khẩu khó đánh giá hơn.

Các báo cáo chính thức thường bỏ qua các dữ liệu cần thiết.

Ví dụ, trong tháng 3, hãng tin Tân Hoa Xã báo cáo chính thức rằng lượng hàng tồn kho dầu thô thương mại giảm 1,4% trong tháng 2 so với tháng trước mà không trích dẫn số lượng hoặc nguồn thông tin.

Chính phủ cũng chỉ cung cấp chi tiết từng phần hoặc chi tiết đã lạc hậu về Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của Trung Quốc (SPR) kể từ khi kho dự trữ khẩn cấp này đã được tạo ra cách đây hơn một thập niên.

Vào ngày 28 tháng 4, Cục Thống kê Quốc gia cho biết, hàng tồn kho của SPR đã tăng lên 33,25 triệu tấn (243,7 triệu thùng) vào "giữa năm 2016", trích dẫn dữ liệu cách đây 10 tháng.

Phần còn trong báo cáo này có thể khiến các nhà phân tích đoán được lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc đang được dự trữ hoặc tiêu thụ bao nhiêu, nhưng con số giữa năm 2016 cho thấy SPR có thể chỉ gồm khoảng 26,5 ngày nhập khẩu trong  tháng 3.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế Paris (IEA) yêu cầu các thành viên phải duy trì mức dự trữ 90 ngày nhập khẩu trong trường hợp gián đoạn nguồn cung. Cơ qua này cũng thúc giục tính minh bạch trong việc báo cáo mức SPR để thúc đẩy sự ổn định trên thị trường dầu thế giới.

Trung Quốc thiếu vắng cả hai khía cạnh vào thời điểm nhu cầu  tiêu thụ dầu mỏ đang tăng lên và sản lượng trong nước đang giảm, đặt ra những câu hỏi về các chính sách và những rủi ro về an ninh năng lượng.

Edward Chow cho biết sự thiếu minh bạch rõ ràng mâu thuẫn với các mục tiêu hợp tác của Trung Quốc với các tổ chức như Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF) gồm 72 thành viên, có trụ sở tại Saudi Arabia.

"Mục tiêu của IEF là gì nếu không có sự minh bạch của dữ liệu?" Chow nói.

Bất chấp các mối quan tâm này, giới truyền thông chính thức của Trung Quốc hầu như không nói gì nhiều về sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu, trong khi chính phủ dường như đang duy trì vấn đề an ninh năng lượng một cách bí mật.

Trong một báo cáo mới đây về sự phụ thuộc vào dầu mỏ của tờ China Daily hồi tháng 1, một nhóm nghiên cứu thuộc Tổng công ty Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNPC) cho biết, sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu đã tăng lên 64,4% của nhu cầu tiêu thụ trong năm ngoái từ mức 60,6% trong năm 2015.

Báo cáo này đã trích dẫn chi phí sản xuất dầu mỏ cao ở Trung Quốc nhưng không bình luận về những rủi ro về an ninh năng lượng.

"Trong những trường hợp như vậy, dầu nhập khẩu có hiệu quả hơn về chi phí," tờ báo cho biết, trích dẫn Viện Nghiên cứu Công nghệ CNPC.

Chow nói rằng sự im lặng của chính phủ về vấn đề an ninh đã để lại những câu hỏi chưa được trả lời.

Chow nói: "Bạn sẽ nghĩ rằng nó có ý nghĩa đáng kể về địa chính trị đến nỗi các nhà hoạch định chính sách cao cấp ở Trung Quốc sẽ không chỉ nhận thức được nó mà còn cố gắng tìm ra cách để giải quyết vấn đề này.”

"Thực tế là họ không nói về nhiều là dấu hiệu của mối quan ngại rất nghiêm trọng bởi vì họ không có câu trả lời cho nó,” ông nói.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM