Ả-rập Xê-út muốn làm nhiều hơn để thúc đẩy giá dầu thô bằng cách cắt giảm xuất khẩu, nhưng quốc gia này đang hy sinh phần lớn lượng xuất khẩu sang Châu Á, nơi mà nó đang từ bỏ thị phần của mình tại khu vực nhập khẩu hàng đầu thế giới.
Bộ trưởng Năng lượng Ảrập Saudi Khalid al-Falih cho hay sau cuộc họp OPEC và các đồng minh vào hôm thứ Hai rằng nước này sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô xuống còn 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8, giảm gần 1 triệu thùng/ngày so với một năm trước.
Cam kết này là sự công nhận muộn màng rằng OPEC và các nước đồng minh không thuộc OPEC, trong đó có Nga, cần phải làm nhiều hơn chứ không chỉ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng tháng 11 với 1,8 triệu thùng/ngày.
Để việc hạn chế sản lượng có hiệu quả bằng cách rút bớt tồn kho dầu trên toàn cầu, các nhà sản xuất cũng sẽ phải hạn chế xuất khẩu.
Dữ liệu theo dõi tàu của Thomson Reuters và các nhà cung cấp dịch vụ khác cho thấy cắt giảm xuất khẩu trong nửa đầu năm 2017 bởi OPEC và các đồng minh ngoài OPEC chưa đồng bộ với việc cắt giảm sản lượng đã được tuyên bố.
Tuy nhiên, dữ liệu từ hai nước nhập khẩu dầu lớn nhất của châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ, cho thấy Ảrập Xê út đang chịu nhiều mất mát bằng cách cắt giảm lượng cung dầu thô của mình.
Trung Quốc đã nhập khẩu 8,56 triệu thùng dầu thô trong nửa đầu năm 2017, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái, theo tính toán dựa trên dữ liệu hải quan được công bố hôm thứ Hai.
Trong số này, Saudi Arabia cung cấp 1,07 triệu thùng/ngày, chỉ tăng 0.5% trong nửa đầu năm 2016.
Điều này có nghĩa là Ả-rập Xê-út, nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2015 và chỉ mới vừa bị Nga vượt mặt hồi năm ngoái, bây giờ đã tụt xuống vị trí thứ ba.
Trong nửa đầu năm nay, Nga đã cung cấp 1,18 triệu thùng/ngày, tăng 11,3% so với năm ngoái, trong khi Angola leo lên vị trí thứ hai với 1,09 triệu thùng/ngày, tăng 22% so với nửa đầu năm 2016 .
Cả Nga và Angola đều tham gia thỏa thuận hạn chế sản lượng, cũng như Iraq, nước đã tăng nguồn cung tới Trung Quốc thêm 5,6% trong nửa đầu năm lên khoảng 720.000 thùng/ngày, trở thành nguồn nhập khẩu dầu lớn thứ tư.
Đa dạng hoá nhập khẩu dầu của Trung Quốc
Cũng gây lo lắng từ quan điểm của Saudi rằng các nhà sản xuất ngoài hiệp ước cho thấy nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, với Brazil cung cấp 501.000 thùng/ngày, tăng 48% so với nửa đầu năm ngoái.
Do những hạn chế về nguồn cung từ OPEC và ngoài OPEC, Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng dầu từ các nhà cung cấp phi truyền thống, với nhập khẩu từ Anh lên tới khoảng 190.000 thùng/ngày, tăng 186% và từ Mỹ khoảng 123.500 thùng/ngày, tăng 1.348%.
Ở Ấn Độ, một động thái tương tự đang diễn ra, với nhập khẩu từ Ả-rập Xê-út giảm 8.4% trong nửa đầu năm 2017 xuống còn 759.100 thùng/ngày, đặt Vương quốc này đứng đằng sau nhà cung cấp hàng đầu Iraq với 847.200 thùng/ngày, tăng 0.3%.
Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu từ Iran thêm 57,8% lên 539.500 thùng/ngày, trong khi đó từ lượng nhập từ Angola tăng 9,5% lên 128.600 thùng/ngày, theo số liệu của Thomson Reuters.
Mặc dù không phải là nhà cung cấp chính cho Ấn Độ, Brazil cũng đã cung cấp 107.300 thùng/ngày trong nửa đầu năm, tăng 82.5%. Ngoài ra, nhập khẩu từ Mexico, một nhà sản xuất khác nằm ngoài thỏa thuận OPEC, đã tăng 62,4 phần trăm lên 133.700 thùng/ngày.
Việc đặt dữ liệu nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ lại với nhau và bức tranh hiện rõ là Ảrập Xêút đang từ bỏ thị phần, trong khi một số đồng minh của nó thì không.
Câu hỏi đặt ra là liệu Vương quốc này có coi đây là bền vững hay không và nó sẽ sẵn sàng cắt giảm xuất khẩu sang những thị trường chính trong bao lâu, trong khi những nước khác dường như không làm như vậy.
Nguồn tin: xangdau.net