Washington đang xem xét việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela như là một cách để ép chính phủ của quốc gia Nam Mỹ này phải từ chức. Song vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra, hai nguồn tin từ chính quyền Trump trao đổi với Reuters.
Trước hết, các biện pháp trừng phạt có thể có hiệu quả ngược lại và củng cố quyền lực của Maduro - Tổng thống Venezuela đang cáo buộc Mỹ cấu kết với phe đối lập để lật đổ chính phủ. Sau nữa là nếu Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt, điều này gần như chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo, điều mà không ai muốn.
Cũng có những cân nhắc thực tế, tập trung vào thực tiễn rằng Hoa Kỳ nhập khẩu dầu mỏ từ Venezuela. Trong tháng 3, nó chiếm 8% tổng lượng dầu thô nhập khẩu, đứng thứ ba sau Canada và Saudi Arabia. Đối với Venezuela, Hoa Kỳ là nước mua dầu lớn nhất của nước này.
Theo Reuters, hình phạt này có thể bao gồm từ lệnh cấm toàn bộ nhập khẩu dầu từ Venezuela, điều này sẽ nhanh chóng đưa ngành dầu khí của Venezuela rơi vào tình trạng “hôn mê”, đến việc cấm Tập đoàn dầu khí quốc doanh khổng lồ Petroleos de Venezuela S.A. (PDVSA) không được kinh doanh ở Mỹ, và cấm công ty này không được tham gia vào các cuộc đấu thầu của chính phủ Mỹ. Lựa chọn thứ hai là mềm dẻo nhất.
Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số cá nhân từ chính phủ của Nicolas Maduro, bao gồm Phó chủ tịch của ông và 8 thẩm phán của Toà án Tối cao. Cũng có lý do cho những vấn đề lớn hơn: tham nhũng và lạm dụng quyền con người, các quan chức Nhà Trắng phát biểu với Reuters.
Theo Viện sĩ Viện Adam Smith- Tim Worstall, các biện pháp trừng phạt là một ý kiến tồi tệ sẽ có tác dụng trái ngược. Bên cạnh việc tăng sức mạnh hơn nữa cho Maduro, chúng cũng sẽ không khiến cho ngành dầu mỏ của Venezuela phải đầu hàng: dầu mỏ là một loại hàng hoá có thể thay thế, và khi một thị trường xuất khẩu đóng cửa, thì một thị trường khác cũng có thể được tìm thấy.
Nguồn tin: xangdau.net