Nhà Trắng hoan nghênh quyết định của OPEC+ để tiếp tục bổ sung 400.000 thùng/ngày vào nguồn cung toàn cầu vào tháng 2 tới, khi Reuters đưa tin chính quyền đã dùng từ sự phối hợp "chặt chẽ" với Ả Rập Saudi và UAE.
OPEC và các đối tác, dẫn đầu là Nga, đã quyết định giữ nguyên quá trình bổ sung sản lượng dầu theo ý định ban đầu sau khi đại dịch tồi tệ nhất kết thúc. OPEC+ vẫn tự tin rằng nhu cầu dầu thô đủ mạnh để giữ giá đi lên ngay cả khi nguồn cung tăng thêm.
Tuy nhiên, nhiều thành viên của nhóm đã phải vật lộn để tăng sản lượng nhiều như mức hạn ngạch mà họ được phân bổ. Vào tháng 11 năm 2021, các thành viên của thỏa thuận OPEC+ tuân thủ cắt giảm sản lượng ở mức 117 phần trăm, Amena Bakr, Phó Cục trưởng kiêm Giám đốc điều hành Opec tại Energy Intelligence, báo cáo hôm thứ Ba, dẫn lời các đại biểu tại cuộc họp hàng tháng của OPEC+.
Mức độ tuân thủ hơn 100% cho thấy OPEC+ thực sự đang khai thác tổng khối lượng thấp hơn so với hạn ngạch chung.
Mười thành viên OPEC bị ràng buộc bởi hiệp ước OPEC+, và không tính ba nhà sản xuất được miễn trừ là Iran, Venezuela và Libya, đã tuân thủ cắt giảm tới 122%, trong khi mức độ tuân thủ của các thành viên không thuộc OPEC do Nga dẫn đầu là 107%, theo ghi chú của Bakr.
Các nhà phân tích khác cũng bày tỏ chút lo lắng rằng OPEC đang tuân thủ quá mức việc cắt giảm, do đó không đạt được hạn ngạch bổ sung sản lượng. Nguyên nhân của việc này là do thiếu công tác bảo trì giếng dầu và thiết bị ở một số thành viên vốn đã gặp các vấn đề khác cần giải quyết trong vài năm qua, bao gồm Iraq, Nigeria và Angola.
Nỗi lo lớn hơn là việc các thành viên này đang phải vật lộn để thúc đẩy khai thác, công suất dự phòng của những nước có thể khai thác nhiều hơn sẽ cạn kiệt nhanh hơn so với dự đoán trước đây với việc bổ sung sản lượng thường xuyên. Điều này có nghĩa là sự hoan nghênh nồng nhiệt của Nhà Trắng về việc duy trì chính sách của OPEC+ có thể còn hơi sớm nếu nhu cầu vẫn mạnh trong suốt cả năm.
Nguồn tin: xangdau.net