Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhà sản xuất chi phối quan trọng đằng sau thỏa thuận OPEC +

Nga tiếp tục là đối tác chính của OPEC và nhà sản xuất lớn nhất nhóm- Saudi trong việc quản lý thị trường dầu mỏ. Trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất thứ hai liên tiếp, Moscow đã tham gia vào các đợt cắt giảm cartel, gánh phần lớn khoản cắt giảm dành cho các thành viên không thuộc OPEC của hiệp ước này.

Đối với đợt cắt giảm sản lượng thứ hai liên tiếp, Nga sẽ giảm dần sản lượng và có thể đạt được hạn mức cắt giảm vào cuối quý đầu tiên, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak cho biết trong tuần trước.

Sản lượng khai thác dầu của Nga sẽ được cắt giảm căn cứ theo mức cơ sở tháng 10, mức cao kỷ lục mới thời hậu Xô Viết với 11,41 triệu thùng/ngày. Từ tháng Năm tới tháng Mười năm nay, Nga đã ngừng khoản cắt giảm 300.000 thùng/ngày vốn đã được cam kết trong thỏa thuận ban đầu và thậm chí đã tăng lại nhiều hơn số đó, khi Moscow, Saudi, UAE và Kuwait bơm thêm dầu để bù đắp cho những gì được dự đoán là nguồn cung dầu Iran giảm mạnh do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Việc cắt giảm sản lượng có thể đã làm trì hoãn kế hoạch của một số công ty dầu mỏ của Nga để tăng sản lượng, nhưng việc cắt giảm và tăng cường trong một vài tháng đã cho thấy khả năng của Nga trong vai trò là một nhà sản xuất chi phối toàn cầu quan trọng, chỉ đứng sau Saudi, theo các nhà phân tích tại S & P Global Platts.

“Tăng trưởng sản xuất nhanh chóng từ tháng 5 đến tháng 10 của Nga đã chứng minh khả năng của nước này để trở thành nhà sản xuất thống lĩnh quan trọng, ở mức thấp hơn Saudi nhưng cao như bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới”, Paul Seldon, thuộc S&P Global Platts Analytics cho biết.

Trong khi một số quốc gia không thuộc OPEC phần lớn tùy thuộc vào sự suy giảm tự nhiên, lấy Mexico làm ví dụ - thì Nga sẽ chủ động cắt giảm 228.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019, hơn một nửa trong mức cam kết giảm 400.000 thùng/ngày dành cho các nước ngoài OPEC.

Mặc dù thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới của OPEC + hiện đang có thời hạn sáu tháng và được xem xét lại vào tháng 4 và không chắc những cắt giảm này sẽ thực sự kéo dài bao lâu, sản xuất của Nga có thể tiếp tục gây bất ngờ sau khi thỏa thuận cắt giảm hết hạn, Platts Analytics cho biết, trái ngược với các kịch bản ảm đạm được đề xuất bởi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Bộ năng lượng Nga.

Sản xuất dầu của Nga có thể đạt mức cao nhất ngay vào đầu năm 2021 do thuế và chi phí cao, miễn là không có ưu đãi gì cho việc thăm dò hoặc ưu đãi thuế được tung ra, Novak cho biết vào tháng 9 năm nay. Đến năm 2021, sản lượng dầu của Nga sẽ tăng lên mức 570 triệu tấn, nếu không có nhiều ưu đãi hơn và thuế thấp hơn, thì mức này có thể cao nhất, Novak cảnh báo.

Nếu xu hướng sản xuất hiện tại tiếp tục và nếu Nga không làm gì để tiếp tục kích thích thăm dò dầu và khai thác mỏ mới, thì sau năm 2021, sản lượng có thể bắt đầu giảm và chỉ đạt 310 triệu tấn vào năm 2035, nghĩa là sản lượng dầu của Nga có thể giảm xuống 44 phần trăm sau đó, theo bộ trưởng năng lượng.

Do cắt giảm sản lượng của OPEC +, sản lượng dầu thô của Nga năm 2019 có thể thấp hơn so với kế hoạch ban đầu- 552 triệu tấn, tương đương 11,085 triệu thùng/ngày, Novak cho biết trong tuần trước.

Theo Novak, các kế hoạch cho năm tới là sản xuất dầu của Nga đạt ở mức 555- 556 triệu tấn, tương đương 11,145 -11,165 triệu thùng/ngày, nhưng phần lớn sẽ phụ thuộc vào chính sách sản xuất dầu của Nga sau nửa đầu năm 2019.

Về phần mình, IEA sẽ chứng kiến ​​sự sụt giảm có thể xảy ra sau năm 2020, “nếu các công ty Nga không thể đảm bảo công nghệ và tài chính cần thiết cho thế hệ dự án tiếp theo và chính phủ không đưa ra các khoản giảm thuế sâu rộng hơn để khuyến khích cho việc đầu tư”.

Dự trữ khổng lồ của Nga, khả năng công nghệ ngày càng phát triển của các công ty trong nước và việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng có thể giúp sản xuất dầu của nước này sẽ nằm trong khoảng 11,3 -11,4 triệu thùng/ngày trong khoảng thơi gian từ từ 2027 đến 2040, theo Platts Analytics.

Để kích thích sản xuất và phát triển các mỏ dầu, Nga cũng đang cải tổ hệ thống thuế phức tạp của mình đối với ngành công nghiệp dầu mỏ -hiện đang là một trong những loại thuế dầu nặng nề nhất trên thế giới. Moscow sẽ thử nghiệm trong năm 2019 một loại thuế dựa trên lợi nhuận mới đối với một số loại mỏ dầu, bao gồm cả ở khu vực Tây Siberia quan trọng, điều này dự kiến ​​sẽ giúp giảm bớt gánh nặng thuế và đồng thời khuyến khích phát triển mỏ dầu.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM