Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhà máy lọc dầu Lybia ngừng hoạt động do thiếu hụt dầu thô

Công ty lọc dầu Azzawiya của Libya đã đình chỉ hoạt động vì thiếu nguyên liệu trong bối cảnh các cảng dầu bị tắc nghẽn liên tục dẫn đến việc đóng cửa một số mỏ khai thác dầu, Reuters cho biết, nói thêm rằng nhà máy lọc dầu này hoàn toàn không còn dầu thô dự trữ.

Libya đã mất hơn một triệu thùng mỗi ngày trong sản xuất, với mức giảm trung bình hàng ngày từ hơn 1,2 triệu thùng/ngày vào đầu tháng 1 xuống dưới 200.000 thùng/ngày vào cuối tuần trước, theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia NOC được trích dẫn bởi truyền thông địa phương.

Công ty này cho biết họ cũng đã mất 1 tỷ đô la từ các đợt phong tỏa cho đến nay và kêu gọi Quân đội Quốc gia Libya LNA và các nhóm thiểu số đang chiếm giữ các cảng gỡ bỏ phong tỏa.

“Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (NOC) một lần nữa kêu gọi mọi dỡ bỏ hành động phong tỏa để cho phép tập đoàn tiếp tục sản xuất ngay lập tức, vì lợi ích của Libya và nhân dân,” một bản tuyên bố được trích dẫn bởi Libyan Express.

Vào cuối tháng 1, chủ tịch của NOC, Mustafa Sanalla nói với Bloomberg rằng Libya có thể mất toàn bộ sản lượng dầu nếu các phong tỏa cảng này không được sớm dỡ bỏ s và các số liệu sản xuất mới nhất cho thấy sản lượng thực sự có thể hướng về con số không.

Việc phong tỏa là một phần mở rộng của cuộc chiến nhằm nắm quyền kiểm soát đất nước đang diễn ra và nguồn thu từ dầu mỏ giữa Quân đội Quốc gia Libya, liên kết với chính phủ miền đông và Chính phủ Hiệp định Quốc gia, đã được Liên Hợp Quốc công nhận. Tất cả các khoản thu từ dầu mỏ được đưa vào các tài khoản do GNA và NOC kiểm soát và LNA đang tìm cách thay đổi điều đó thông qua việc phong tỏa các cảng xuất khẩu.

Tình hình kinh tế ở quốc gia Bắc Phi này là chủ đề thảo luận chính tại vòng đàm phán mới nhất của Liên Hợp Quốc về Libya. Bloomberg đã báo cáo về các cuộc đàm phán, lưu ý rằng nếu nó kết thúc bằng một thỏa thuận giữa các bên tham chiến và sản xuất bắt đầu gia tăng, điều này sẽ làm tổn hại đến những nỗ lực của OPEC, nhằm kiềm chế nguồn cung toàn cầu trong bối cảnh nỗ lo sợ coronavirus.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM