Nhà máy lọc dầu lớn nhất ở châu Á và Trung Quốc, Sinopec, đang xem xét cắt giảm hoạt động vận hành nhà máy lọc dầu vào tháng 11 vì giá cước tăng vọt đã làm suy giảm lợi nhuận lọc dầu, những nguồn tin thông thuộc với kế hoạch nói với Bloomberg hôm thứ Ba.
Ngành công nghiệp vận tải toàn cầu đã chứng kiến giá cước tăng vọt trong vài tuần qua khi các thương nhân và chủ hàng tránh xa các tàu chở dầu thuộc sở hữu của các công ty tàu chở dầu Trung Quốc chịu trừng phạt của Mỹ vì giao dịch với dầu từ Iran.
Vào cuối tháng 9, Mỹ đã áp dụng lệnh trừng phạt đối với một số chủ tàu chở dầu của Trung Quốc vì vận chuyển dầu Iran, bao gồm cả các đơn vị của Cosco, tập đoàn sở hữu hơn 40 tàu chở dầu, bao gồm 26 siêu tàu chở dầu, hay còn gọi là tàu chở dầu thô cực lớn (VLCC).
Chi phí thuê siêu tàu vận chuyển dầu thô từ Trung Đông đến châu Á tăng vọt hai con số trong một ngày sau ngày công bố lệnh trừng phạt khi các trader và chủ hàng dầu khí vội vã tìm hiểu mức độ và tác động của lệnh trừng phạt của Mỹ.
Lợi nhuận lọc dầu vẫn chưa theo kịp sự tăng vọt của chi phí vận chuyển hàng hóa và hiện tại, các nhà tinh chế là những người phải chịu chi phí vận chuyển cao hơn.
Sự gia tăng đáng kể chi phí thu mua dầu mỏ này đã khiến Sinopec cân nhắc việc cắt giảm hoạt động nhà máy lọc dầu khoảng một triệu tấn trong tháng 11, tương đương với 5% sản lượng tinh chế của Sinopec, một trong những nguồn tin của Bloomberg nói.
Một số nhà tinh chế ở Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm mua dầu giao ngay vì chi phí tàu chở dầu tăng vọt, theo Bloomberg.
Sinopec cũng đang xem xét cắt giảm nhập khẩu dầu trong tháng 12, bốn nguồn tin thông thuộc với vấn đề này nói với Reuters hôm thứ Ba.
“Các nhà máy lọc dầu đang phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ vì chênh lệch giá tăng giao ngay cao và phí vận chuyển tăng vọt, vì vậy hoàn toàn không kinh tế để nhập khẩu dầu,” một nguồn tin nói.
Các nhà máy lọc dầu ở châu Á có thể cắt giảm nhập khẩu dầu thô trong bối cảnh chi phí vận chuyển cao, tổn hại đến nhu cầu, vắt cạn thị trường sản phẩm dầu dư cung trong khu vực.
Nguồn: xangdau.net