Reuters cho biết rằng Saudi Aramco sẽ giới hạn nguồn cung dầu thô cho người mua châu Á trong tháng 7.
Xangdau.net nhấn mạnh dưới đây tại sao RBC tin rằng lưu vực Đại Tây Dương là một chỉ số quan trọng cho việc tái cân bằng dầu toàn cầu.
Chúng tôi cũng nhấn mạnh lý do tại sao RBC tin rằng quan sát Saudi OSP (giá bán chính thức) là một cách tuyệt vời để theo dõi triển vọng cung và cầu đối với lưu vực Đại Tây Dương.
Các nguồn tin thân cận với số liệu xuất khẩu dầu của Saudi Aramco tiết lộ với Reuters hôm thứ Hai rằng Saudi dự định sẽ hạn chế khối lượng dầu thô cung cấp cho một số khách hàng châu Á trong tháng 7 và cắt giảm mạnh hơn mức phân bổ sang Mỹ. Sau khi nâng giá bán chính thức đến châu Á và hiện nay các nguồn tin báo cáo rằng Aramco đang hạn chế nguồn cung dầu thô, điều này có ý nghĩa gì đối với triển vọng cung và cầu dầu mỏ của thế giới?
Trong tất cả các báo cáo nghiên cứu mà xangdau.net đã đọc, báo cáo của RBC Capital Markets vào ngày 5 tháng 6 năm 2017 có tiêu đề "Chiến lược Dầu: Danh sách Tín nhiệm," đã giải thích hoàn hảo kịch bản này.
Một trong 10 danh sách tín nhiệm hàng đầu của RBC là chủ đề xung quanh "Đạo luật tái cân bằng toàn cầu từ Tây sang Đông". RBC đưa ra các chi tiết dưới đây:
"Dầu thô Tây Phi đang di chuyển đến châu Á ở mức chưa từng thấy, giúp làm giảm bớt lượng thùng dầu dư thừa ở lưu vực Đại Tây Dương. Quá trình này đang được diễn ra và sẽ mạnh mẽ trong suốt mùa hè khi châu Á quay trở lại sau mùa bảo dưỡng nhà máy lọc dầu. Tiếp tục theo dõi các OSP của Saudi cho dầu thô nhẹ ở châu Á như là một chỉ số hàng đầu của Saudi do sự cạnh tranh của WAF."
RBC giải thích lý do tại sao lưu vực Đại Tây Dương là rất quan trọng đối với các nguyên tắc cơ bản về dầu mỏ toàn cầu:
"Luận điểm chính của chúng tôi vẫn là hoạt động tái cân bằng thực tế liên quan đến việc chuyển các thùng dầu từ các khu vực dư thừa ở phía Tây (Tây Phi, Bắc Hải, Mỹ) sang các khu vực thiếu cung tăng trưởng nhu cầu ở phía Đông (Emerging Asia).
Mấu chốt của quan điểm Xu hướng xuống Đáy năm 2015 của chúng tôi chính là một phần đáng kể nguồn cung thừa toàn cầu xuất phát từ các thùng dầu ngọt nhẹ bị mắc kẹt ở lưu vực Đại Tây Dươn đã gặp khó khăn khi tìm kiếm người mua. Như vậy, các thùng dầu ở Tây Phi là một trong số những nguồn cung bị sức ép nhất và hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải giảm giá để cố gắng bán được các thùng dầu mắc kẹt lại đến bất cứ nơi nào. Như vậy, lưu vực Đại Tây Dương nhanh chóng trở thành một khu vực được lấp đầy các lô hàng không bán được này, và qau đó đã kích hoạt chu kỳ luẩn quẩn khiến cho giá giảm theo hình xoắn ốc."
Là phân khúc dễ bị tổn thương nhất và đơn giản nhất của các thị trường dầu mỏ toàn cầu để trải nghiệm cung thừa, lưu vực Đại Tây Dương cho các nhà quan sát dầu thấy rõ ràng về những nguyên tắc cơ bản cung và cầu trong tương lai. Về cơ bản nó trả lời câu hỏi, liệu thị trường dầu mỏ toàn cầu có đang tái cân bằng?
Tại sao quan sát giá OSP Saudi là quan trọng, và tại sao việc hạn chế nguồn cung dầu thô cho châu Á như một phần quan trọng của câu chuyện tái cân bằng?
Dưới đây là những gì RBC đã nói về điều đó:
"Do sự không rõ ràng của thị trường dầu giao ngay, chỉ số thị trường tốt nhất để theo dõi tín hiệu cho thấy lưu vực Đại Tây Dương với lượng dầu thô dồi dào đã được làm sạch? Chúng tôi tiếp tục thấy rằng theo dõi giá bán chính thức của Saudi (OSP) đối với các thùng dầu nhẹ đến châu Á là một dấu hiệu quan trọng cho thấy Saudis sẽ bảo vệ thị phần và không tăng giá một cách đáng kể cho đến khi nguồn cung mạnh mẽ ở lưu vực Đại Tây Dương đến Châu Á bắt đầu chậm lại. Tuần trước, Saudis đã tăng giá OSP dầu thô nhẹ đến châu Á lần đầu tiên trong bốn tháng. Một điểm dữ liệu đơn lẻ không phải là một xu hướng cho rằng những cắt giảm sâu trong những tháng trước cho thấy châu Á vẫn là môi trường siêu cạnh tranh. Việc tăng giá OSPs về mặt cơ bản cho thấy có ít thùng dầu ở lưu vực Atlantic đang thâm nhập vào châu Á, điều này cho thấy rằng nguồn cung thừa ở Đại Tây Dương, đã ở mức độ rất lớn, đang biến mất."
Nâng giá OSP và hạn chế nguồn cung trong một tháng không phải là sự bắt đầu của một xu hướng mới. Saudi đã cung cấp tất cả các loại dầu thô cần thiết cho người mua châu Á trong nửa đầu năm 2017, điều này cho thấy vẫn còn rất nhiều nguồn cung ở lưu vực Đại Tây Dương. Nhưng với sự đảo chiều trong tháng 7, chúng ta có thể sẽ nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của triển vọng nguồn cung thắt chặt.
Nguồn: xangdau.net