Ủy ban giám sát một thỏa thuận toàn cầu của 24 quốc gia nhằm kiềm chế sản xuất đã tổ chức cuộc họp lần thứ tư vào ngày 24 tháng 7 - lần này tại Nga, nhà sản xuất dầu lớn nhất trên hành tinh này.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Ủy ban Liên hợp Bộ trưởng không thuộc OPEC, được gọi là JMMC, đã gây ngạc nhiên cho thị trường.
Thứ nhất, thị trường kỳ vọng cuộc họp này sẽ thảo luận sâu hơn về mức cắt giảm hơn nữa trong bối cảnh nguồn cung tăng từ OPEC và các nơi khác, và điều này đã không xảy ra. Thứ hai, thị trường đã mong đợi JMMC sẽ thảo luận về việc áp đặt một mức trần sản xuất lên Libya và Nigeria, và điều đó cũng không xảy ra. Thứ ba, thỏa thuận đã tập trung vào giám sát sản xuất nhưng JMMC cũng đã thảo luận về các phương cách giám sát xuất khẩu. Cuối cùng, nhiều nhà sản xuất ám chỉ rời bỏ thoả thuận vào tháng 3, nhưng JMMC nói rằng sẽ duy trì cơ chế lựa chọn “mở” sau tháng 3/2018.
Vậy cuộc họp này thành công có thành công không? Nếu kết quả của cuộc họp được đo lường bằng ảnh hưởng của nó đối với giá dầu thì cuộc họp này không thành công vì giá dầu vẫn dao động trong cùng một phạm, bất chấp tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih nói rằng nước ông Sẽ tăng cường cắt giảm xuất khẩu trong tháng tới.
Nhưng cuộc họp này đã thành công ở một mức độ nào đó trên các phương diện khác vì nó bổ sung thêm sự rõ ràng cho thị trường về những gì mong đợi và không mong đợi từ bây giờ đến cuộc họp cấp Bộ trưởng OPEC tiếp theo vào tháng 11 năm nay. Ít nhất thị trường hiện nay biết rằng Libya và Nigeria sẽ không tham gia vào thỏa thuận này trong một khoảng thời gian và sản lượng của họ nên được tính đến. Đồng thời, JMMC đã nói rõ rằng sản xuất cộng lại giữa Libya và Nigeria sẽ không tăng quá 2,8 triệu thùng dầu mỗi ngày cho đến khi hiệp ước hết hạn vào tháng 3 tới.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi đã tuyên bố công khai rằng hiệp ước này sẽ đối mặt với những lực cảnh, và ngụ ý rằng nó đang không hiệu quả như mong đợi vì hai lý do. Thứ nhất, nhiều quốc gia không tuân thủ với cam kết cắt giảm của họ, và thứ hai, thoả thuận này cần bao gồm một cơ chế giám sát xuất khẩu ngoài việc giám sát sản xuất của các nước tham gia.
Bộ trưởng nói trong các bài phát biểu mở đầu của ông: "Xuất khẩu đã trở thành thước đo quan trọng cho thị trường tài chính và chúng ta cần tìm ra cách để điều chỉnh dữ liệu xuất khẩu đáng tin cậy với dữ liệu sản xuất và cơ chế giám sát của chúng ta."
Al-Falih cũng ngụ ý rằng ông quan tâm đến sự gia tăng sản xuất của Libya và Nigeria mặc dù ông ủng hộ sự sự phục hồi từ hai nước này.
"Vấn đề lớn khác mà các thị trường tập trung vào là việc mở rộng nguồn cung từ Nigeria và Libya, cả hai thành viên đã được miễn trừ khỏi thỏa thuận và tất nhiên chúng tôi vẫn ủng hộ các đối tác của chúng tôi ở cả hai quốc gia trong khi họ đang nỗ lực để phục hồi các ngành công nghiệp và nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, ủy ban nên theo dõi tác động của sự tăng trưởng như vậy đối với cân bằng cung cầu toàn cầu ," ông nói trong phát biểu khai mạc. Mối quan tâm của Al-Falih về Libya và Nigeria là hợp lệ. Hai nước này sản xuất dầu thô nhẹ tương tự về chất lượng với dầu đá phiến hoặc dầu Brent. Vì vậy, bất kỳ sự gia tăng nào từ Libya và Nigeria đều gây áp lực lên giá dầu nhẹ, chủ yếu là West Texas Intermediate (WTI) và Brent, trong khi bất kỳ tăng hoặc giảm từ các quốc gia khác như Kuwait, Iraq và Iran sẽ gây áp lực lên giá dầu Dubai và Oman bởi vì sự tương tự về chất lượng.
Tuy nhiên, OPEC không thể làm bất cứ điều gì vào thời điểm này vì Libya và Nigeria có quyền phục hồi lại mức bình thường của họ được xác định bởi các điều khoản thỏa thuận OPEC, trong trường hợp này là 1,8 triệu thùng/ngày đối với Nigeria và 1,25 triệu thùng/ngày đối với Libya.
Vậy Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC và là nhà lãnh đạo thực tế của nhóm, có thể làm gì để thỏa thuận này thành công hơn?
Bộ trưởng năng lượng Saudi đã quyết định khởi xướng bằng cách cắt giảm mạnh hơn trong sản lượng và xuất khẩu của nước này trong tháng 8. Saudi Arabia sẽ cắt giảm xuất khẩu 1 triệu thùng/ngày từ mức cùng kỳ năm ngoài xuống còn 6,6 triệu thùng/ngày. Phần lớn mức cắt giảm này được cho là nhắm mục tiêu vào thị trường Mỹ, nơi mà số liệu các kho dự trữ được nhìn thấy rõ hơn bất kỳ nơi nào trên trái đất vì chúng được đo lường hàng tuần theo một cách rất minh bạch. Al-Falih lại tiếp tục cho thấy sự không hài lòng của mình với mức xuất khẩu của OPEC khi ông nói trong bài phát biểu của ông rằng mức tuân thủ là "không phù hợp với số liệu xuất khẩu."
Nhìn vào dữ liệu theo dõi tàu chở dầu từ một nguồn tin đáng tin cậy, rõ ràng là xuất khẩu trong tháng 6 đã cao mặc dù mức tuân thủ. Xuất khẩu dầu thô của OPEC trong tháng 6 trung bình đạt 25,19 triệu thùng/ngày, chỉ giảm 200.000 thùng/ngày so với mức 25,39 triệu trong tháng 1, khi hiệp ước bắt đầu có hiệu. Al-Falih biết rằng cho đến khi OPEC nhóm họp và dừng được sản xuất từ Libya và Nigeria, không có giải pháp nào khác ngoài cắt giảm xuất khẩu. Vì vậy, trừ phi tất cả mọi thành viên trong OPEC hỗ trợ giúp cắt giảm xuất khẩu, các kho dự trữ sẽ không giảm nhanh và thỏa thuận sẽ cần được kéo dài sau tháng 3, điều mà nhiều nước, kể cả các nhà sản xuất Nga, muốn tránh.
Nguồn: xangdau.net/Arabnews