Theo các nhà phân tích của FGE, phân tích mới cho thấy những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu sử dụng động cơ xăng sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng xăng hiệu quả hơn so với việc sử dụng rộng rãi xe điện.
Nhà phân tích Cuneyt Kazokoglu cho biết, mặc dù các nước châu Á và châu Âu đã cam kết hướng tới các loại xe điện trong thập kỷ tới, mối đe dọa lớn nhất đối với giá dầu là việc áp đặt các tiêu chuẩn nhiên liệu chặt chẽ hơn.
"Nó sẽ đến, nhưng nó sẽ đến vì sự tiết kiệm nhiên liệu, chứ không phải sự điện khí hóa", Kazokoglu nói về quan điểm nhu cầu xăng "đỉnh điểm".
FGE dự đoán rằng tiêu thụ xăng toàn cầu sẽ giảm 11,3 triệu thùng/ngày do tiết kiệm nhiên liệu tăng lên vào năm 2040, cao hơn nhiều mức giảm 5,3 triệu thùng/ngày so với dự báo từ sự phát triển của ôtô điện hoặc xe hybrid.
"Nhu cầu xăng chắc chắn sẽ đạt đỉnh trong 15 năm tới", ông Kazokoglu nói.
Trung Quốc, một quốc gia cương quyết với mục tiêu sử dụng xe điện, nói rằng sẽ không đạt được đỉnh nhu cầu năng lượng cho đến năm 2040.
Các ước tính trước cho biết, đỉnh điểm sẽ đạt được vào năm 2035, nhưng các số liệu mới cho thấy rằng 5 năm sau đó, nhu cầu sẽ cao nhất với mức 4,06 tỷ tấn tương đương dầu. Nhu cầu nhiên liệu tăng lên bắt nguồn từ việc ngày càng có nhiều xe ô tô chạy trên các con đường của Trung Quốc, khi tầng lớp trung lưu mới sử dụng những thứ xa xỉ mới trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Hiện tại, Trung Quốc đứng thứ hai chỉ sau Mỹ về tiêu thụ năng lượng, nhưng mức tiêu thụ than cao của quốc gia này khiến phát thải khí CO2 gần gấp so với Mỹ. Một báo cáo của CNPC hồi đầu năm nay cho biết nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 2,7% mỗi năm cho đến năm 2020, sau đó sẽ giảm xuống còn 1,2% cho đến cuối thập kỷ tới.
Nguồn: xangdau.net