Giá dầu đã tăng hơn 13% trong mười ngày qua, với WTI chạm mức 75 đô la tại một thời điểm, mức cao nhất kể từ khi giá dầu sụp đổ trong năm 2014. Các yếu tố góp phần khiến giá tăng khá sinh động. Yêu cầu của Trump rằng Saudi Arabia tăng sản lượng của mình lên thêm 2 triệu thùng/ngày cùng với nỗi lo sợ kế tiếp liên quan đến công suất dự trữ. Một số vấn đề tại các cảng Libya cũng khiến cho thị trường tăng thêm lo sợ, khi sản xuất tiếp tục giảm. Canada cũng đóng một vai trò với cơ sở Syncrude đóng cửa, làm mất 250.000 thùng/ngày. Có thể cho rằng yếu tố gây ảnh hưởng nhất là lập trường ngày càng cứng rắn mà Mỹ đang thực hiện liên quan đến xuất khẩu dầu của Iran. Trong môi trường có chiều hướng tăng này, điều quan trọng là phải theo dõi các nguy cơ khiến giá giảm và không bị cuốn đi bởi tâm lý nhà đầu tư.
Với các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào tháng 11, Trump dự kiến sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng. Cuộc chiến thương mại đã làm thiệt hại một số nông dân ở Mỹ, thuế thép và nhôm đang gây tổn thất cho các ngành công nghiệp thuộc mọi loại; từ ô tô đến dầu. Những dòng tweets của Trump cho thấy rằng giá dầu cao hơn là một mối quan tâm chính của chính quyền Trump. Giá xăng đã tăng lên hơn 3 Usd và ngày càng có nhiều khả năng Trump sẽ sử dụng đến kho Dự trữ Dầu Chiến lược nhiều hơn. Đây là một trong những yếu tố chính sẽ làm tăng áp lực giảm giá dầu.
Một yếu tố bất lợi chính mà các nhà phân tích cần phải thận trọng là sự nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Các lệnh trừng phạt Iran là một trong những lý do chính khiến giá dầu tăng đột biến, và lập trường cứng rắn được thực hiện gần đây của Mỹ đã khiến nó thậm chí trở nên quan trọng hơn nữa. Nếu chính quyền Trump phân tích “từng trường hợp” của các quốc gia để giảm bớt sự đe dọa của các lệnh trừng phạt Iran, thì chúng ta gần như chắc chắn sẽ thấy áp lực làm giá dầu giảm.
Với sự nổi tiếng của Trump về sự thay đổi quan điểm của ông đối với những vấn đề quan trọng đã được ghi thành văn bản, cũng như sự đổi ý gần đây của ông về chính sách Iran và cả yêu cầu của ông đối với sản xuất của Saudi Arabia, thì thật là phi thực tế khi cho rằng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giảm giá dầu thô trước cuộc bầu cử tháng 11. Cũng với các cuộc bầu cử vào tháng 11, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và những bất đồng trong NATO có thể buộc Trump hành động sớm hơn dự liệu khi nói đến việc trừng phạt Iran và đưa ra yêu cầu đối với Saudi Arabia và OPEC.
Thị trường dầu đang hành xử một cách rất thú vị trong những ngày này. Chẳng hạn như, sự gia tăng sản xuất thường được coi là yếu tố giảm giá và khiến giá dầu giảm. Nhưng với sản xuất dầu của Venezuela đang sụp đổ, những gián đoạn từ Libya ngày càng tăng và kịch bản địa chính trị của Iran cùng với sự gia tăng căng thẳng ở Trung Đông (tuần trước Iran đã đe dọa chặn eo biển Hormuz, một đầu mối giao dịch dầu quan trọng), thị trường rõ ràng là đang đứng bên bờ vực thiếu hụt nguồn cung. Sự lo sợ này trên thị trường có lẽ đang khiến tâm lý đóng một vai trò lớn hơn so với các nguyên tắc cơ bản, và khi niềm tin đó thay đổi, thì nguy cơ giảm giá có lẽ là lớn hơn nhiều so với nhiều người đã nghĩ. Vẫn chưa có sự khan hiếm dầu mỏ, và dĩ nhiên là không có gì chắc chắn về những gì ông Trump sẽ làm tiếp theo.
Nguồn tin: xangdau.net