Các thị trường dầu đã quá quan tâm mối đe dọa lớn đối với nhu cầu toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc trong tuần này, thay vào đó nên chuyển trọng tâm sang Trung Đông nơi căng thẳng đang leo thang nhanh chóng.
Một loạt các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở Bán đảo Ả Rập đã đẩy rủi ro địa chính trị lên mối quan tâm hàng đầu của thị trường. Trong bối cảnh cân bằng cung - cầu đang thắt chặt, khả năng gián đoạn nghiêm trọng sẽ gây ra rủi ro lớn cho sự ổn định của thị trường.
Các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng
Cuối tuần qua, Saudi Arabia cho biết hai tàu chở dầu của họ đã bị tấn công bởi vụ nổ ngoài khơi bờ biển UAE và các quan chức gọi đây là hành động phá hoại. Hai tàu chở dầu khác của Na Uy cũng bị thiệt hại.
Không có báo cáo về gián đoạn cung hoặc sự cố tràn dầu, nhưng các sự cố làm tăng rủi ro đối với nguồn cung dầu ở khu vực phần quan trọng của thế giới. Quan trọng hơn, các sự cố dẫn đến một lời đồn về một chu kỳ căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran, bất chấp việc thiếu bằng chứng rõ ràng chỉ ra vai trò của Iran trong các cuộc tấn công, ít nhất là tại thời điểm viết bài này. Một quan chức Mỹ giấu tên nói với tờ Wall Street Journal rằng chính quyền Mỹ đang nghi ngờ Iran là thủ phạm trong các vụ tấn công tàu chở dầu. “Đây là một cư xử rất vụng về từ người Iran,” quan chức của Mỹ nói. Iran, về phần mình, phủ nhận mọi liên quan.
Các báo cáo riêng cho thấy chính quyền nghi ngờ Iran đứng sau các cuộc tấn công, nhưng Tehran đang cáo buộc Washington thiết lập tình huống này. Iran đã bác bỏ các cuộc tấn công c tàu chở dầu và kêu gọi điều tra vụ việc.
Một bài viết từ New York Times cho biết các trợ lý an ninh quốc gia hàng đầu trong chính quyền Trump đã được thông báo về các kế hoạch chiến tranh chống lại Iran, bao gồm một kế hoạch có liên quan đến 120.000 binh sĩ. Yêu cầu cho kế hoạch này đến từ cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, một người có quan điểm cứng rắn về Iran. Tổng thống Trump đã bác bỏ bài viết này.
Các cuộc tấn công mới nhất diễn ra khoảng một tuần sau khi chính quyền Trump nói rằng các mối đe dọa từ Iran đang gia tăng, mặc dù họ từ chối đưa ra bằng chứng. Tuy nhiên, cùng với nhau, có một cảm giác rõ ràng rằng hai nước đang trong quá trình xung đột khi một chu kỳ căng thẳng ăn miếng trả miếng ngày càng khó kiểm soát.
Hôm thứ ba, Saudi Aramco nói rằng hai trạm bơm đã bị tấn công từ máy bay không người lái. Các trạm bơm được kết nối với một đường ống dẫn dầu chính chạy từ các mỏ dầu phía đông của Saudi đến Biển Đỏ. Aramco nói rằng thiệt hại không đáng kể, nhưng công ty này tạm thời đóng cửa đường ống để đề phòng. Trong khi bất kỳ sự liên quan nào của Iran trong các cuộc tấn công tàu chở dầu là không rõ ràng, phiến quân Houthi đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công từ máy bay không người lái. Nếu Houthi đứng sau vụ tấn công, Iran có khả năng liên quan, một số nhà phân tích nói.
Mặc dù các chi tiết vẫn còn mờ mịt, nhưng vấn đề chung giữa chuỗi sự cố là chúng liên quan đến các điểm trung chuyển dầu thay thế cho Eo biển Hormuz. Các tàu chở dầu của Saudi được xác định đến trạm xuất khẩu dầu Fujairah trên bờ biển phía đông của UAE, nằm bên ngoài Vịnh Ba Tư. UAE đang cố gắng cải thiện hệ thống này, bổ sung công suất lưu trữ, để cung dầu chảy qua Vịnh có thể thay thế cho eo biển hẹp này. Trong khi đó, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một đường ống dẫn dầu về phía tây từ các mỏ dầu phía đông Saudi tới Biển Đỏ, cũng đi vòng qua Vịnh Ba Tư.
Chỉ rộng 21 dặm tại điểm hẹp nhất, eo biển Hormuz thường được xem như là vị trí án ngữ quan trọng nhất đối với dầu và khí đốt trên thế giới. Theo thống kê của EIA, khoảng 18,5 triệu thùng mỗi ngày đi qua Eo biển này trong năm 2016, tương đương khoảng 30% tổng lượng dầu và các chất lỏng khác đường biển toàn cầu trong năm đó. Khoảng 80 phần trăm trong số đó đã đi đến châu Á. Khoảng 30 phần trăm thương mại LNG toàn cầu cũng đi qua tuyến đường thủy hẹp này.
“Iran đã nhiều lần đe dọa sẽ 'chặn' eo biển này như một 'vũ khí', nhưng do tầm quan trọng của tuyến đường thủy này đối với nền kinh tế toàn cầu và giá dầu, eo biển này cũng được bảo vệ bởi Hạm đội Năm của Hải quân Mỹ và các đồng minh khác,” ông Bjørnar Tonhaugen, trưởng phòng nghiên cứu thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy, cho biết trong một tuyên bố. “Không cần phải nói, nếu eo biển bị chặn hoặc bị gián đoạn, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn, giá dầu sẽ phản ứng tăng dữ dội.”
Nhưng vì các hiệu ứng sẽ rất thảm khốc, “nên các mối đe dọa được thể hiện gần đây có lẽ thuộc loại võ mồm, với ít khả năng ‘vũ khí dầu khí’ này thực sự được sử dụng,” ông Bjørnar Tonhaugen nói thêm.
Rủi ro địa chính trị trong một thị trường thắt chặt
Tuy nhiên, các thị trường dầu đã để ý, với Brent tăng hơn 1% vào thứ Ba. Mức tăng giá này chắc chắn là trong thầm lặng vì sự ảm đạm xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. Nhưng điều đó làm cho sự tăng vọt về giá cả ngày càng đáng chú ý.
Sự gián đoạn nguồn cung có thể dễ dàng thêm một vài đô la mỗi thùng vào giá dầu. Nhưng thậm chí sự nhận thấy rủi ro cũng có thể đẩy giá cao hơn. Trong lịch sử, các biến động giá lớn có xu hướng xảy ra khi thị trường thắt chặt, trong khi phí bảo hiểm rủi ro trở nên nhỏ hơn nhiều nếu có nguồn cung dầu dồi dào xung quanh. Trong những năm sau khi thị trường dầu sụp đổ vào năm 2014, tình trạng bất ổn địa chính trị đã không còn như là một động lực chính trong sự biến động giá cả.
Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng của OPEC + đã thắt chặt thị trường. Trong khi đó, sản xuất đang giảm nhanh ở Venezuela và Iran, và có thể gián đoạn đáng kể khác ở Libya. Ô nhiễm dầu của Nga đã làm gián đoạn dòng chảy dầu đến châu Âu. Bất kỳ rủi ro cung nào nữa có thể khiến thị trường tăng giá và đẩy giá lên cao hơn nhiều. Và bởi vì dầu là một loại hàng hóa có thể trao đổi được và thị trường thực sự là toàn cầu, ngay cả một gián đoạn nhỏ ở những nơi xa xôi cũng có thể dẫn đến những đợt tăng giá mạnh ở khắp mọi nơi.
Nguồn: xangdau.net