Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nguồn cung dầu toàn cầu sẽ giảm trong trung hạn

Các nhà phân tích năng lượng tại cơ quan nghiên cứu Rystad cho biết, nguồn cung dầu toàn cầu có thể giảm 6% so với dự kiến ​​vào năm 2030 vì các công ty năng lượng trì hoãn đầu tư vào các dự án dầu khí nhằm đối phó với giá dầu giảm.

Các công ty dầu khí trên khắp thế giới đã cắt giảm ngân sách đầu tư, bỏ hay trì hoãn các dự án.

Theo cơ quan nghiên cứu Rystad, nhiều hợp đồng đầu tư (FID) đã bị trì hoãn vì các dự án được đầu tư phải mất nhiều năm mới vào luồng hoạt động. Dự kiến sự trì hoãn đầu tư của các công ty ​​sẽ làm giảm 5,6% nguồn cung dầu khí toàn cầu vào năm 2025, phần lớn các công ty dầu đá phiến ở Mỹ trì hoãn đầu tư.

Continental Resources, nhà sản xuất dầu lớn nhất bang North Dakota (Mỹ) đã tạm dừng hầu hết hoạt động sản xuất sau khi giá dầu giảm xuống mức âm, họ đã thông báo cho một số khách hàng rằng ngừng cung cấp dầu.

Theo Rystad, tất cả các nhân tố trên khiến nguồn cung dầu khí toàn cầu giảm 6,3% vào năm 2030 so với dự kiến ​​trước khi giá dầu sụp đổ.

Ước tính các dự án phi đá phiến trị giá 195 tỷ USD đang bị trì hoãn, hầu hết trong số đó là các dự án phát triển mỏ khí và khí ngưng tụ. Về mặt địa lý, Trung Đông là nơi giảm dự án nhiều nhất.

Không tính khu vực đá phiến Bắc Mỹ, các nhà phân tích năng lượng tại cơ quan nghiên cứu năng lượng toàn cầu Wood Mackenzie (Woodmac) dự đoán chỉ khoảng 10-15 dự án thượng nguồn lớn có hy vọng chắc chắn được đầu tư trong năm nay.

Các dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng đang bị ảnh hưởng.

Các nhà phân tích của Rystad cho biết: "Năm 2020 cũng được ghi nhận là năm đáng nhớ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp LNG. Giá và nhu cầu LNG toàn cầu sụt giảm khiến các hợp đồng đầu tư của 7 nhà máy LNG trên toàn cầu bị hoãn".

Thậm chí, công ty dầu khí đa quốc gia của Anh và Hà Lan Royal Dutch Shell còn bỏ cả dự án nhà ga nhập khẩu LNG ở hồ Charles, bang Louisiana, Mỹ.

Nguồn tin: petrotimes.vn


 

ĐỌC THÊM