Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Người tiêu dùng đang kiểm soát thị trường dầu thô

 

Niềm tin vào dầu thô đã được cải thiện và giá cả đang tăng lên. Hôm thứ Năm, giá dầu đã được nhìn thấy dao động gần mức cao nhất ba tháng.

Một số yếu tố góp phần cho động lực tăng này.

Hiệp định thương mại ‘giai đoạn 1’ giữa Mỹ và Trung Quốc đã có hiệu lực. Sau nhiều tháng suy đoán về tình trạng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu và hậu quả là nhu cầu tăng trưởng suy yếu, sự tan băng trong quan hệ thương mại giữa hai gã khổng lồ toàn cầu đã làm thay đổi tâm lý thị trường.

Triển vọng kinh tế toàn cầu và triển vọng nhu cầu đã chuyển biến tích cực, một lần nữa củng cố tầm quan trọng của Trung Quốc trong việc xác định hướng đi của thế giới thô.

Các nhà giao dịch dầu thô đã dần dần trở nên lạc quan hơn về triển vọng giá, vì cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt bớt, John Kemp viết cho Reuters.

Dữ liệu kinh tế mới từ hai trong số những nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới - Mỹ và Trung Quốc - cũng đang cung cấp một xu hướng tích cực cho giá dầu. Dữ liệu sản xuất từ ​​một số cường quốc kinh tế toàn cầu khác cũng đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng, cho thấy lần đầu tiên sau nhiều tháng, sự chậm lại trong tăng trưởng và thương mại toàn cầu cuối cùng lẽ đang chạm đáy.

Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) báo cáo rằng tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm 1,1 triệu thùng trong tuần ngày 13/12 xuống còn 4,4,8 triệu thùng, cho thấy mức tiêu thụ tăng đột biến và một số kỳ vọng về phục hồi nhu cầu trong năm tới.

Cắt giảm sản lượng sâu hơn đến từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Opec) và các đồng minh do Nga dẫn đầu cũng hỗ trợ cho các thị trường, ngăn chặn bất kỳ sự trượt dốc nào nữa. Nhưng đó không phải là yếu tố chính đằng sau sự biến động của giá dầu, Kemp nhấn mạnh.

“Việc cắt giảm sản lượng của Opec là hiệu ứng cấp hai. Sự gia tăng của giá dầu chủ yếu được thúc đẩy bởi sự lạc quan hơn về triển vọng thương mại toàn cầu và nền kinh tế trong năm tới”.

Trung Quốc và Ấn Độ là những nước có ảnh hưởng lớn của thị trường dầu mỏ hiện nay. Theo BP, nhu cầu dầu của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 5,5% hàng năm, trong khi nhu cầu ở Ấn Độ đã tăng khoảng 5,1% kể từ năm 2008.

Ngược lại, nhu cầu dầu của Hoa Kỳ chỉ tăng 0,5% mỗi năm trong thập kỷ qua và tăng trưởng tiêu thụ trong OECD trên thực tế đã và đang thu hẹp lại - mặc dù chậm - trong những năm qua.

Với nguồn tài nguyên năng lượng ít ỏi của riêng mình, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều phụ thuộc quá nhiều vào dầu nhập khẩu, Kemp chỉ ra. Trong khi mức tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc đạt trung bình 13,5 triệu thùng/ngày trong năm 2018, thì tỷ lệ dầu nhập khẩu trong tổng mức tiêu thụ của nước này là gần 70%. Trong khi Ấn Độ đang tiêu thụ 5,1 triệu thùng/ngày, thì 80% nhu cầu của nước này được đáp ứng bởi dầu nhập khẩu.

Tuy nhiên, bất chấp cuộc cách mạng đá phiến và tăng trưởng nhu cầu trong nước khiêm tốn, về mặt tuyệt đối, Mỹ vẫn là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, với khoảng 20 triệu thùng/ngày.

Các thị trường cũng theo dõi chặt chẽ dữ liệu của Mỹ, mức tiêu thụ và nhập khẩu dầu thô của nước này qua từng tuần. Theo báo cáo EIA mới nhất, Mỹ đã nhập khẩu 6,9 triệu thùng dầu trong tuần đầu tiên của tháng 12. Con số này là hơn một phần tư lượng tiêu thụ nội địa của Hoa Kỳ và cũng nhiều hơn tổng mức tiêu thụ của Ấn Độ.

Do đó, bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong dữ liệu năng lượng của Mỹ cũng sẽ tiếp tục tác động đáng kể đến thị trường.

Kemp lập luận rằng quy mô tiêu thụ của Hoa Kỳ làm cho báo cáo tình trạng xăng dầu hàng tuần của EIA trở nên phổ biến trong các thương nhân dầu mỏ và những người khác. Trước khi đưa ra quyết định, họ cần xem xét kỹ những con số đó. Chỉ trong tuần trước, sau khi EIA báo cáo mức giảm nhỏ hơn trong tồn kho của Mỹ, thị trường dầu thô đã có sự suy giảm.

Trong khi một số cơ quan trong đó có IEA vẫn chỉ ra tình trạng dư cung sắp tới, thì rất thú vị là JP Morgan và một số tổ chức khác đã bắt đầu nhìn theo hướng khác và nâng dự báo giá dầu cho năm tới. Theo dự báo của JP Morgan, thay vì cung vượt cầu, thị trường dầu sẽ thiếu hụt vào năm tới, 200.000 thùng/ngày.

Điều này trái ngược hoàn toàn với ước tính của họ từ tháng 9, giả định tình trạng dư cung 600.000 thùng/ngày cho năm 2020. JP Morgan dự báo mức tăng trưởng nhu cầu toàn cầu là 1 triệu thùng/ngày - giống như dự báo tháng 9 của hãng.

Goldman Sachs cũng đã điều chỉnh tăng dự báo giá dầu cho năm tới. Hiện tại họ đang dự báo dầu thô Brent trung bình 63 USD vào năm tới, WTI trung bình 58,50 USDmỗi thùng, theo bản sửa đổi được thực hiện vào tuần trước. Tuy nhiên, những cơ quan khác, trong đó có Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, đang chỉ ra tình trạng thừa cung.

Thực tế là chúng ta đang sống trong một thị trường nghiêng về người bán. Ả Rập Saudi không còn là nhà sản xuất thống trị của thế giới và Opec không còn ngồi ở ghế lái nữa. mà chính là người tiêu dùng, những người thực sự đang kiểm soát thị trường dầu thô.

Nguồn tin: xangdau.net/ Dawn

ĐỌC THÊM