Hãng thông tấn nhà nước Ả Rập Xê-út hôm 23/4 đưa tin Vương quốc này hài lòng với quyết định của Washington về việc không gia hạn miễn trừ cho các lệnh trừng phạt dầu mỏ Iran sau khi đã cấp cho tám nhà nhập khẩu dầu lớn vào tháng 11 năm ngoái.
Hãng tin này trích dẫn một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Saudi, Ibrahim bin Abdulaziz Al-Assaf, cho biết, “Saudi tin rằng quyết định của Mỹ là một bước cần thiết để gây áp lực cho chính phủ Iran ngừng gây nguy hiểm cho hòa bình và chấm dứt sự ủng hộ toàn cầu của họ cho khủng bố”.
Về sản xuất dầu, Al-Assaf cho biết Ả Rập Xê Út sẽ hợp tác với các nhà sản xuất khác để đảm bảo lấp được khoảng trống để lại trên thị trường quốc tế bởi việc loại bỏ các miễn trừ gây ra.
Hôm 22/4, một quan chức chính phủ Iraq cho biết nước này đã sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu thêm 250.000 thùng/ngày để bù đắp cho những thùng dầu Iran bị mất. Có vẻ như hai nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC sẽ hợp tác với nhau để phối hợp các thay đổi trong tỷ lệ sản xuất, điều đó có nghĩa là thỏa thuận OPEC + sẽ kết thúc sớm hơn dự kiến ban đầu.
Tuy nhiên, vào đầu ngày Bloomberg trích dẫn các nguồn tin từ Saudi cho biết Vương quốc này sẽ không vội vàng đảo ngược việc cắt giảm sản lượng. Đầu tiên, nguồn tin cho biết, Riyadh sẽ đảm bảo rằng các chuyến hàng xuất khẩu của Iran thực sự đang giảm trước khi bắt đầu bơm thêm.
Các bản tin của Bloomberg xác nhận một báo cáo trước đó của Reuters, cũng trích dẫn một nguồn tin của Saudi nói rằng Saudi đã sẵn sàng đảo ngược việc cắt giảm sản lượng để bù đắp nguồn cung bị mất từ Iran.
Giá dầu đạt mức cao nhất kể từ đầu năm do thông tin rằng các miễn trừ cho Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nhà nhập khẩu dầu thô nhỏ hơn của Iran sẽ không được gia hạn. Trung Quốc đã lên tiếng phản đối về việc loại bỏ các miễn trừ trong khi Ấn Độ tuyên bố sẽ tìm đến các nhà cung cấp khác để bù đắp cho dầu bị gián đoạn của Iran. Hàn Quốc và Nhật Bản không cho là có bất kỳ tác động tiêu cực lớn nào từ việc bỏ miễn trừ này.
Nguồn tin: xangdau.net