Nga đã kiếm được nhiều tiền hơn Ả Rập Saudi từ hiệp định cắt giảm sản lượng trong năm nay, trong khi Saudis đã giảm sản lượng gấp ba lần so với khối lượng mà Nga đã cắt giảm, Bloomberg đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn các ước tính từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Ả Rập Saudi và Nga, hai nhà lãnh đạo của OPEC và nhóm không thuộc OPEC trong liên minh OPEC +, đã dẫn đầu các đợt cắt giảm kể từ tháng 1 năm 2017, nhằm mục đích tái cân bằng thị trường và thúc đẩy giá dầu.
Thỏa thuận hiện tại hết hạn vào tháng 3 năm 2020 và sự e sợ bắt đầu gia tăng trước cuộc họp OPEC + vào tuần đầu tiên của tháng 12, dự kiến sẽ thảo luận về cách thức OPEC + nên tiến hành thế nào với các nỗ lực quản lý thị trường dầu mỏ vào năm tới.
Ả Rập Xê Út đã háo hức cho thấy họ đang làm gương về việc tuân thủ quá mức với việc cắt giảm hơn 400.000 thùng/ngày trong những tháng gần đây- ngoại trừ hồi tháng 9 do các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ khi phải cắt giảm nhiều hơn.
Mặt khác, Nga đã chậm tuân thủ, sản xuất cao hơn hạn mức một chút trong những tháng gần đây và không đạt chỉ tiêu sản xuất vào tháng 10 một lần nữa, bất chấp những cam kết rằng sẽ tuân thủ vào tháng 10.
Nhưng việc tuân thủ không hoàn toàn của Nga đã khiến nước này kiếm được nhiều tiền hơn từ dầu thô, thậm chí còn nhiều hơn cả OPEC, động lực dẫn dắt đằng sau việc cắt giảm. Và việc này làm nổi bật tình huống bấp bênh mà OPEC sẽ tự nhận thấy nếu Nga từ chối tham gia cùng khi nhóm gặp nhau vào tháng 12.
Theo ước tính của IEA, doanh thu từ dầu thô của Nga trong năm nay trung bình đạt mức 670 triệu đô la Mỹ mỗi ngày, tăng 170 triệu đô la Mỹ mỗi ngày so với quý 4 năm 2016, ngay trước khi việc cắt giảm của OPEC + bắt đầu. Ả Rập Saudi - tuy cắt giảm sản lượng hơn 700.000 thùng/ngày trong những tháng gần đây nhưng đã kiếm được 630 triệu đô la Mỹ một ngày trong tổng doanh thu dầu thô từ đầu năm cho đến nay.
Đó là một bước nhảy vọt trong mức thu nhập 125 triệu đô la một ngày so với doanh thu trong quý 4 năm 2016, ước tính của IEA cho thấy.
Trong khi Ả Rập Xê Út rất cần giá dầu cao hơn trước khi IPO Aramco, thì các công ty của Nga, trong đó có công ty lớn nhất, Rosneft và Lukoil, đã và đang chỉ trích thỏa thuận OPEC +, cho rằng việc cắt giảm sẽ tạo thêm thị phần cho đá phiến của Mỹ và cản trở kế hoạch mở rộng sản xuất của các công ty Nga.
Nguồn tin: xangdau.net