Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành ngân hàng châu Âu chấn động mạnh vì giá dầu hạ

Vào thời điểm giá dầu cao, lượng tiền gửi vào các ngân hàng châu Âu tăng cao. Nay khi tình thế đảo ngược, không ít hậu quả tệ hại sẽ xảy ra.
 
Lượng tiền gửi tăng cùng giá dầu
 
Ngân hàng châu Âu và những người gửi tiền thiếu may mắn sẽ chuẩn bị đương đầu với nhiều thách thức hơn khi giá dầu hạ.

Hàng trăm tỷ USD từ những nước xuất khẩu đã được gửi vào các ngân hàng từ Zurich cho đến London những năm gần đây.
 
Theo Ngân hàng Giải quyết tranh chấp quốc tế (Bank for International Settlements), lượng tiền gửi ở nước ngoài của những nước sản xuất và cung cấp dầu mỏ đạt mức 1,2 nghìn tỷ USD tính đến cuối năm 2007, cao gấp đôi so với thời điểm quý 3/2003. năm 2007, hơn 150 tỷ USD nằm trong các tài khoản quốc tế .

Nguồn tiền này giúp các ngân hàng đứng vững trong bối cảnh thua lỗ tín dụng. Và khi lượng tiền gửi chủ yếu là USD, đây là nguồn thanh khoản USD đáng quý trong bối cảnh thị trường khó khăn.

Nguồn tiền này tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu năm nay khi giá dầu tăng vọt, tuy nhiên chắc chắn cho đến nay lượng tiền này đã chững lại và sẽ tiếp tục giảm nếu giá dầu và kinh tế toàn cầu không thoát khỏi xu thế đi xuống.

Tình thế đảo ngược khi giá dầu hạ

Khi giá dầu rơi xuống mức 55USD/thùng từ mức gần 150USD/thùng hồi giữa mùa hè và giữa thập niên 1990 hay khoảng một năm trước đây, lượng tiền gửi vào các ngân hàng châu Âu sụt giảm mạnh.
 
Không chỉ có vậy, suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng trên thị trường tài chính đồng nghĩa với việc những nước như Nga hay nước thuộc khu vực Trung Đông sẽ phải giành tiền hỗ trợ thị trường nội địa, lượng tiền giành cho hệ thống ngân hàng quốc tế giảm bớt.
 
Mặc dù rất khó để tìm hiểu ra số liệu thực tế, song bao lâu nay, các nước sản xuất và cung cấp dầu mỏ vẫn ưa chuộng gửi tiền vào ngân hàng Anh và châu Âu hơn ngân hàng Mỹ.

Nhiều nước làm như vậy vì lý do chính trị, ví dụ như Venezuela. Những nguyên nhân khác có thể kể đến là luật công bố thông tin trong ngành ngân hàng Mỹ sau sự kiện ngày 11/09/2001.

Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, đây không phải là thời điểm tốt đối với các ngân hàng để có thêm lượng tiền gửi. Điều này tác động tiêu cực đến vị thế của các ngân hàng và việc đảm bảo khoản vay tại đây.

Thực tại đầy khó khăn

Khu vực vùng Vịnh đang trải qua thời kỳ khủng hoảng lòng tin và thanh khoản thấp, bong bóng nhà đất khu vực này đã vỡ. UAE rót 6.8 tỷ USD vào hệ thống tài chính trong tháng 10/2008, còn Arập Saudi bơm 3 tỷ USD vào khoản tiền gửi dài hạn tại các ngân hàng.Nhiều nước khác thuộc khu vực vùng Vịnh cũng tiến hành tương tự.

Dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga giảm 120 tỷ USD từ đỉnh cao vào tháng 8/2008, nguyên nhân chính do những biện phá can thiệp để cứu đồng rúp.

Nguồn lợi nhuận thu từ dầu đổ vào hệ thống ngân hàng Mỹ trong thời kỳ giá dầu bùng nổ những năm 1970 sau đó đã được chuyển thành những khoản vay xấu vào khu vực châu Mỹ - Latinh.

Lượng tiền này chững lại cùng với số phận tệ hại với cuộc khủng hoảng của nhóm nước Mỹ - Latinh những năm 1980. Ngày nay, vấn đề cũng diễn ra tương tự thật sự cần được can thiệp mạnh tay.

Ông Stephen Jen, một chuyên gia tiền tệ tại Morgan Stanley, trong thư gửi khách hàng của mình có đoạn viết:”Thời gian này, lợi nhuận thu được từ dầu mỏ có thể đã chuyển thành khoản vay đối với thị trường các nước đang phát triển. Nếu giả thuyết này là đúng, giá dầu giảm sẽ hạn chế việc tái sử dụng lợi nhuận dầu mỏ và hạn chế khả năng hỗ trợ của các ngân hàng châu Âu đối với nước đang phát triển thuộc khu vực này.”

Ông cũng lưu ý rằng hoạt động của ngân hàng châu Âu liên quan đến thị trường các nước đang phát triển nhiều gấp 5 lần so với ngân hàng Mỹ hay ngân hàng Nhật.

Đối với một số nước hưởng lợi từ nguồn lợi nhuận dầu mỏ qua các ngân hàng, còn một vấn đề khác là lĩnh vực ngân hàng của nước vay tiền có liên quan mật thiết tới khả năng tài chính của nước cho vay tiền.

Theo Ngân hàng Giải quyết tranh chấp quốc tế (Bank for International Settlements), trong khi tại Mỹ, nợ ngân hàng tương đương 20% tổng GDP năm 2006, tại Anh và Thụy Điển, tỷ lệ này lần lượt là 285% và 317%.

Ai cũng biết giá dầu cao là gánh nặng đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên khi lượng tiền dồi dào, ngân hàng có thể sử dụng cho các khoản vay. Và việc lượng tiền bị ngưng lại không phải là điều các ngân hàng hay các nhà hoạch định chính sách kinh tế mong muốn.
(Vinanet)

ĐỌC THÊM