Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành năng lượng Việt Nam trước nỗi lo nhập khẩu nguyên liệu

Sau 2 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam (VN) đã tăng trưởng với tốc độ nhanh. Nhưng tốc độ tiêu thụ năng lượng quốc gia cũng tăng vọt, gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn điện, tăng lượng xăng dầu nhập khẩu.
 
Nguyên liệu cho ngành năng lượng ngày càng cạn kiệt
 
Tại hội thảo " Ngành năng lượng Việt Nam trước những tác động sau 2 năm gia nhập WTO và yêu cầu phát triển bền vững" do Bộ Công thương tổ chức, ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam cho biết: Các năm trước, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện khoảng 8-10%/năm thì từ năm 2007 đến nay tăng tới 18-20%. Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam phải nhập khẩu thanphục vụ cho các nhà máy nhiệt điện vào khoảng 215 triệu tấn.Ông Thành cảnh báo:Từ nay đến năm 2020, VN còn ở trong tình trạng thiếu điện. Có như vậy là bởi ngành điện luôn phải chạy theo tốc độ phát triển cao về nhu cầu sử dụng điện dẫn đến nguồn lực không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển và không có nguồn điện dự phòng. Trong khi đó, việc huy động công suất khả dụng hệ thống điện Quốc gia trong giai đoạn hiện nay đang gặp khó khăn do nhiên liệu đầu vào của các nhà máy điện than, dầu, khí sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu nhập khẩu tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất điện tăng, trong khi giá điện bán không đổi. PGS.TS Phan Đăng Tuất - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp Bộ Công thương cho biết: Hiện VN đang sản xuất khoảng 362.000 thùng dầu thô /ngày, nếu không tìm được các nguồn mới và không tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài thì đến năm 2013, VN sẽ trở thành nước nhập khẩu dầu lửa. T.S Trần Xuân Hoà, Tập đoàn Công nghiệp than, khoáng sản VN nhấn mạnh: Trong tương lai gần VN sẽ từ một nước xuất khẩu than thành một nước nhập khẩu do quy hoạch phát triển ngành điện chưa được cân đối trong tổng thể quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, khi tập trung quá nhiều vào phát triển nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu. Cũng theo ông Hòa: Chiến lược ngành than đến năm 2015, có xét triển vọng đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt cho thấy cân đối cung cầu than cám, nhất là than cám cho điện đang ở mức đáng lo ngại. Theo đó, VN sẽ phải nhập khẩu khoảng 8 triệu tấn (năm 2012); 32 triệu tấn (2015) và 215 triệu tấn (2025) từ các nước Indonexia, Australia.
 
Nguồn năng lượng nào thay thế
 
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên khẳng định: Đứng trước những thách thứccủa ngành kinh tế quan trọng nhất của VN thì yêu cầu trước hết là ngành năng lượng phải cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Theo đó đến năm 2010, ngành năng lượng phải đủ năng lực cung cấp 47,5 - 49, 5 triệu tấn dầu quy đổi. Để làm được điều này, trong thời gian tới cần mở rộng hợp tác với các nước trong tìm kiếm, thăm dò khai thác than, dầu khí, các dạng năng lượng mới và tái tạo. Phát triển nguồn và lưới điện để đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế xã hội. Tích cực chuẩn bị để đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên tại VN vào vận hành trong năm 2020, với công suất 2.000 MW. Đến năm 2025, đưa tổng công suất các tổ máy điện hạt nhân lên 8.000MW.Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng, phấn đấu từ năm 2010 đến 2015 thực hiện liên kết lưới điện khu vực, tham gia liên kết mạng lưới đường ống dẫn khí thiên nhiên khu vực.
 
Một biện pháp quan trọng la, trong thời gian tới cần tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mớivà tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượngthương mại sơ cấp vào năm 2010; 5% vào năm 2020. Đồng thời, hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi. Đưa số hộ nông thôn sử dụng năng lượng thương mại để đun nấu lên 50% vào năm 2010; 80% vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ nông thôn có điện. Theo Kỹ sư Tô Bảo Thạch - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Năng lượng VN: "Định hướng của ngành năng lượng VN là ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo và sạch. Vì vậy việc phát triển khai thác năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời là một hướng đi đúng đắn, sẽ giảm nhẹ gánh nặng cho hệ thống điện quốc gia khi các nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu khí, thủy năng đã có dấu hiện cạn kiệt, không thể đáp ứng lâu dài.
 
Hiện VN được đánh giá là nước có tiềm năng thiên nhiên về năng lượng gió tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1995, VN đã có dự án phong điện Tu Bông - Vạn Ninh công suất 20 MW; năm 1998 Tập đoàn Điện lực Việt Nam có dự án phong điện Phương Mai - Bình Định công suất 30 MW. Từ năm 2000 - 2001, có các dự án phong điện Phương Mai 2 (15 MW), Phương Mai 3 (50 MW). Tuy nhiên hiện việc khai thác năng lượng tái tạo còn hạn chế do giá thành cao, thiết bị phải nhập khẩu. Để giảm giá thành và có thể nhanh chóng đưa nguồn năng lượng này vào thực tế, trước mắt áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc chiếu sáng cầu đường quốc lộ và đô thị bằng các cột đèn tự chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời và tuabin phong điện nhỏ 300 - 400 W
(Hanoinet)

ĐỌC THÊM