Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành dầu mỏ của Indonesia cần sự cải tổ khẩn cấp

Ngành dầu mỏ Indonesia đang suy yếu, các giếng dầu đang cạn kiệt và rất cần tới sự đầu tư, nhưng không giống như quốc gia có tài xoay sở- Argentina- nước này không sẵn sàng làm những điều cần thiết để thu hút số tiền đầu tư lớn của nước ngoài.

Ngành dầu mỏ Indonesia chỉ đóng góp 3% GDP trong năm ngoái, từ mức gần 15 phần trăm trong năm 2014 và tới phần tư năm 2006. Sự suy giảm sản xuất đã kéo dài kể từ những năm 90 do sụt giảm mạnh về thăm dò và đầu tư mới; mặc dù thực tế nhu cầu năng lượng của cả nước đã và đang phát triển liên tục. Bây giờ, Jakarta đang cố xoay chuyển mọi thứ.

Indonesia hiện đang sản xuất khoảng 800.000 thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm khoảng một nửa lượng tiêu thụ mỗi ngày. Con số này so với hơn một triệu thùng/ngày trong năm 2010. Các giếng dầu trong nước đã già nua, đang trên đà suy thoái, và Pertamina, công ty năng lượng quốc gia, đã quyết tâm cho việc mở rộng quốc tế để bù đắp cho sự sụt giảm này.

Từ năm 2014, công ty đã tăng công suất sản xuất ở nước ngoài lên 150.000 thùng dầu tương đương mỗi ngày thông qua việc mua lại và hợp tác. Thương vụ mua lại mới nhất, là công ty năng lượng Pháp Maurel & Prom, giúp bổ sung thêm 30.000 thùng/ngày vào công suất của công ty. Đến nay, công ty đã tiếp xúc với chín nước sản xuất dầu, bao gồm Algeria, Iraq, Tanzania và Nigeria - và đang đàm phán mua lại hai mỏ dầu ở Nga.

Trong khi đó, chính phủ đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư vào trữ lượng dầu khí chưa được khai thác.

Hồi tháng 4, Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Ignasius Johan đã công bố kế hoạch đầu tư nước ngoài trị giá 200 tỷ đôla Mỹ, mời các công ty đấu thầu 14 mỏ dầu và khí chưa khai thác.

Để làm dịu thỏa thuận này, Jakarta cho biết họ sẽ đưa ra các biện pháp khuyến khích như miễn thuế nhập khẩu thiết bị khai thác mỏ, thu hồi chi phí dễ dàng hơn, cộng với chế độ thuế được sửa đổi. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích mà Bloomberg dẫn lời, các nhà đầu tư vẫn xem nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất châu Á như là một nơi khó khăn để đầu tư vì nạn quan liêu.

Thật vậy, có rất ít người tham gia vào 14 mỏ dầu và khí đốt mới.

Vào tháng 7, nhà điều hành lĩnh vực năng lượng, SKK Migas cho biết họ đang đàm phán với một số bên quan tâm nhưng không có thỏa thuận cuối cùng nào được ký kết. Tại sao? Theo FT, cuộc cải tổ được cho là thu hút được nhiều nhà đầu tư lại đem đến kết quả ngược với sự mong đợi. Cuộc cải tổ liên quan đến việc sửa đổi hợp đồng, dự tính chấm dứt một hệ thống mà chính phủ hoàn lại cho các nhà thăm dò tất cả chi phí của họ. Chế độ "phân chia tổng sản phẩm mới" nhằm đảm bảo tiền thu vào công bằng hơn cho Indonesia, Johan giải thích vào thời điểm đó, sau nhiều năm lạm dụng hệ thống thu hồi chi phí cũ.

Một nhà sản xuất dầu lớn tiềm năng khác, Argentina, đang tạo cơ hội cho các công ty năng lượng nước ngoài có mức giá cao hơn cho khí đốt mà họ trích xuất từ mỏ Vaca Muerta khổng lồ cũng như ưu đãi thuế để thúc đẩy họ đến và thăm dò. Indonesia dường như ít có khuynh hướng chấp nhận cách tiếp cận "làm bất kể điều gì".

Pertamina đang phát triển ở nước ngoài, và nó cũng mở rộng hoạt động lọc dầu khí trong nước qua sự hợp tác với Aramco và Rosneft.

Theo Johan, sản lượng dầu của Indonesia sẽ đạt 1 triệu thùng vào năm 2019. Cho dù điều này có xảy ra hay không, thì với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, 5% mỗi năm, Indonesia sẽ vẫn là nước nhập khẩu ròng dầu thô trong tương lai gần.

Trong khi đó, Indonesia không bỏ qua năng lượng tái tạo. Trái lại, theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, nước này có kế hoạch thu được 23% lượng năng lượng từ nguồn tái tạo vào năm 2025 và 31% vào năm 2050. Tuy nhiên, những mục tiêu này sẽ đòi hỏi mức đầu tư hàng năm 15 tỷ đôla Mỹ hàng năm cho đến năm 2030. Theo IRENA, lợi ích từ việc áp dụng năng lượng tái tạo sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí.

Tuy nhiên, với mức tiêu thụ năng lượng tăng nhanh nhất ở ASEAN, Indonesia có thể sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong một thời gian, điều này làm tăng tính cấp bách của việc thu hút đầu tư mới.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM