Khi châu Âu tiếp tục xem xét lệnh cấm xuất khẩu năng lượng của Nga, các doanh nghiệp và công đoàn của Đức đang hợp lực phản đối, cảnh báo rằng lệnh cấm khí đốt tự nhiên của Nga ngay lập tức sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến ngành công nghiệp cũng như việc làm.
Đức tự hào là nền kinh tế lớn nhất trong Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia và phản đối lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, thay vào đó chọn chiến lược tìm cách loại bỏ dần dầu của Nga vào cuối năm 2022 và nhập khẩu khí đốt của Nga trong vòng hai năm.
"Một lệnh cấm khí đốt nhanh chóng sẽ dẫn đến thiệt hại sản xuất, ngừng hoạt động, phi công nghiệp hóa nhiều hơn và mất các vị trí việc làm về lâu dài ở Đức", AP dẫn lời chủ tịch nhóm các nhà tuyển dụng BDA và liên minh công đoàn DGB cho biết hôm thứ Hai.
Khoảng 40% khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu và khoảng 25% dầu của khối này hiện đến từ Nga, chủ yếu thông qua các đường ống.
Riêng Đức phụ thuộc vào Nga với khoảng một phần ba cho tổng mức tiêu thụ năng lượng của nước này.
Tuần trước, Chính phủ Đức đã thông qua đợt tăng lương hưu lớn nhất trong nhiều thập kỷ vào thời điểm lạm phát dự kiến sẽ tăng vọt, vốn đã chạm mức cao nhất trong 40 năm. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7, lương hưu của các bang Tây Đức cũ sẽ tăng 5,35%.
Trong khi các nhà tuyển dụng và công đoàn của Đức đang không chắc chắn về khả năng có lệnh cấm "ngay lập tức" đối với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga, thì khối này vẫn còn chia rẽ rõ ràng về vấn đề này.
Các bộ trưởng EU hiện đang thảo luận về vòng thứ sáu các biện pháp trừng phạt mới có thể áp đặt lên Nga, lưu ý rằng khối đã cùng chi trả 35 tỷ euro cho năng lượng của Nga kể từ khi Vladimir Putin phát động cuộc chiến với Ukraine. Đức, Italia, Áo và Hungary là những nước phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga và lo ngại lệnh cấm ngay lập tức.
Lệnh cấm nhập khẩu than của Nga đã được đồng ý nhưng sẽ không được thực hiện cho đến tháng 8 và sẽ chỉ mang lại tác dụng hạn chế đối với doanh thu vào kho bạc của Nga so với dầu và khí đốt.
Nguồn tin: xangdau.net