Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, xăng dầu diễn ra phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh, làm thất thu lớn ngân sách nhà nước. Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) vừa yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ ngành, địa phương tăng cường ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu. 

Thời gian qua, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển diễn biến hết sức phức tạp.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, thời gian qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xăng dầu diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa bàn trên cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh, làm thất thu lớn ngân sách nhà nước, tác động trực tiếp đến an ninh năng lượng của quốc gia.

Đặc biệt, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển diễn biến hết sức phức tạp; Kinh doanh, pha chế xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; Gian lận thương mại trong kinh doanh, vi phạm quy định về đo lường và các hành vi vi phạm khác.

Minh chứng rõ nhất là mới đây nhất, ngày 12/12/2018, TAND tỉnh Bình Thuận xét xử vụ án hình sự liên quan đến hành vi buôn lậu xăng dầu tại Công ty cổ phần Dương Đông Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Đây được xem là một trong những vụ buôn lậu xăng dầu quy mô lớn nhất từ trước đến nay do lực lượng Hải quan phối hợp với cơ quan chức năng chủ động phát hiện, triệt phá.

Kết quả điều tra cho thấy, từ ngày 14/10/2015 đến ngày 29/1/2016, các bị can Nguyễn Đức Mạnh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dương Đông Hòa Phú), Nguyễn Thanh Sơn (Phó Tổng giám đốc), Vũ Văn Bằng (Trưởng phòng Kinh doanh), Nguyễn Đăng Duy (Phó Trưởng phòng Kinh doanh), Nguyễn Đức Quang (nhân viên Phòng Kinh doanh) tổ chức mua của các công ty nước ngoài 12 chuyến xăng, dầu với tổng số lượng 91.066.305 lít xăng A92 và 77.571.053 lít dầu D.O nhưng khi làm thủ tục nhập khẩu chỉ khai báo gần 17.446.627 lít. Số lượng nhập lậu (không khai báo) là 73.619.678 lít xăng A92 và 63.042.027 lít dầu D.O, tổng trị giá hơn 2.034 tỷ đồng….

Trước những dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu còn tiềm ẩn và diễn ra phức tạp, Ban chỉ đạo 389 quốc gia vừa yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ ngành, địa phương tăng cường ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Kế hoạch 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017.

Cụ thể, các Bộ, ngành Trung ương tập trung tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất; Tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép, kịp thời có biện pháp xử lý, tuyệt đối không để nổi cộm, kéo dài và xác định không có vùng cấm...

Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế tăng cường việc kiểm tra, giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu, chất dung môi có khả năng pha chế xăng dầu; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trong địa bàn hoạt động để ngăn chặn đấu tranh chông buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và làm xăng dầu giả, kém chất lượng; hoàn thành việc dán tem vào công tơ tổng, triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, hỗ trợ các Tập đoàn, Tổng công ty xăng dầu sử dụng công nghệ kết nối truyền dữ liệu mua, bán xăng dầu đến cơ quan Thuế.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ động phát hiện những đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và xăng dầu giả, kém chất lượng lập án đấu tranh; tăng cường tuần tra kiểm soát trên đường bộ, các vùng biển, vùng nước cảng, những nơi diễn ra nhiều trao đổi mua bán xăng dầu trái phép để chủ động phát hiện những dấu hiệu vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép.

Ban chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải quản lý chặt chẽ các phương tiện vận tải xăng dầu, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát quy hoạch, quy định những vị trí chuyển tải sang mạn xăng dầu, những khu vực cảng nhằm quản lý hiệu quả hạn chế hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép. Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng và Tổng Cục Quản lý thị trường kiểm tra thị trường, nhất là những địa bàn có nguy có lớn về vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép...

Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo phạm vi, lĩnh vực, địa bàn được giao đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn, Tổng công ty, các tổng đại lý, địa lý bán lẻ, cửa hàng bán lẻ thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần chống thất thu thuế, buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng…

Nguồn tin: tapchitaichinh.vn

ĐỌC THÊM