Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nga vận chuyển dầu thô đến Ấn Độ theo cơ chế giá trần

Nga đang vận chuyển dầu thô đến Ấn Độ theo cơ chế giá trần đối với các tàu chở dầu được bảo hiểm bởi những công ty phương Tây, một dấu hiệu ban đầu cho thấy Nga sẽ không cắt nguồn cung dầu thô tuân thủ mức trần giá mà G7 đưa ra là 60 USD/thùng, tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn phân tích riêng của tờ này về dữ liệu bảo hiểm và vận tải biển.

Mức giá trần đối với dầu thô của Nga do EU, G7 và Australia áp đặt có hiệu lực từ ngày 5 tháng 12. Theo đó, những người mua trả mức giá 60 USD trở xuống cho mỗi thùng dầu thô của Nga sẽ có toàn quyền tiếp cận tất cả các dịch vụ tài chính và bảo hiểm của EU và G7 liên quan đến việc vận chuyển dầu thô của Nga đến các nước ngoài EU.

Nga tuyên bố sẽ cấm bán dầu thô của mình cho những người mua tham gia Liên minh giới hạn giá hoặc nếu việc mua bị ràng buộc bởi giá trần của G7/EU, như một biện pháp để phản đối mức giá trần 60 đô la một thùng do phương Tây đặt ra.

Tuy nhiên, theo phân tích của FT dựa trên dữ liệu hàng hóa từ Kpler, có ít nhất bảy tàu chở dầu thô của Nga kể từ ngày 5 tháng 12 và những tàu này được bảo hiểm bởi các công ty phương Tây. Các tàu chở dầu đang chở 5 triệu thùng dầu thô từ các cảng Baltic của Nga trên đường đến các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ, theo FT.

Essential, công ty điều hành của một trong những tàu chở dầu này, Ruby Phoenix, nói với FT “Chúng tôi có từ các đối tác của mình bằng chứng cần thiết rằng lô hàng được đề cập tuân thủ các quy định về giá trần.”

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy Nga không ngừng việc bán dầu theo quy định trần giá có nghĩa là các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang cẩn thận và tiếp tục ưu tiên các tàu chở dầu được phương Tây bảo hiểm vận chuyển dầu thô giá rẻ của Nga. Mặt khác, việc bán các lô hàng này cho Ấn Độ báo hiệu rằng mặc dù cam kết cấm bán dầu theo cơ chế trần giá, nhưng Nga đã tuân thủ ít nhất trong một số giao dịch, vì hậu cần của một 'hạm đội ngầm’ các tàu chở dầu có lẽ đã không mang lại kết quả như Moscow mong đợi.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM