Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nga và Saudi: Cuộc “hôn nhân” vì lợi ích giá dầu


Chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump tới Ả-rập Xê-út vào tuần trước toàn là sự hào nhoáng, với các thỏa thuận quốc phòng và lời tán dương hoa mỹ về sự liên minh kéo dài hàng thập kỷ giữa Mỹ với Saudi. Giữa những lợi ích chiến lược khác nhau đang đưa Riyadh và Washington cùng nhau đứng về phía chống lại Nga, một thế lực mà Ả-rập Xê-út chống đối ở Syria và các nơi khác.

Có nhiều tin đồn liên quan đến cuộc gặp của Trump với Ngoại trưởng Nga, thế mà Saudi vẫn tin rằng Mỹ vẫn kiên quyết ủng hộ lập trường của mình chống lại Nga, nước chống lưng cho Iran, đối thủ chính trong khu vực của Riyadh, và đã cố gắng trong những năm gần đây để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình và tiếp cận ở Trung Đông.

Nhưng điều gì đã làm cho Nga và Riyadh cùng nhau thống nhất trong việc cắt giảm sản lượng, được kỳ vọng mạnh mẽ là sẽ được gia hạn tại cuộc họp OPEC tuần này diễn ra ở Vienna. Điều này làm phức tạp thêm tình hình địa chính trị và cho thấy khả năng mối quan hệ gần gũi hơn giữa Nga với Ả-rập Xê-út, cả hai nước đều bị ảnh hưởng bởi giá dầu thấp và sự gia tăng sản xuất dầu của Mỹ.

Tuần trước, thông báo từ Nga và Ả-rập Xê-út đã giải cứu được giá từ mức ảm đạm 45-49.5 USD, tạo điều kiện cho một đợt phục hồi 5% trong bối cảnh tin đồn tích cực rằng việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước phi thành viên sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian còn lại của năm nay và thậm chí kéo dài đến tận năm 2018 nếu giá bảo đảm điều đó. Kuwait đã ủng hộ hai nước, đồng ý cắt giảm sản lượng tớiquý I năm sau nếu cần thiết. Hiện nay có một sự đồng thuận chung rằng khi OPEC họp tại Vienna tuần này, các thành viên sẽ đồng ý gia hạn các khoản cắt giảm, có thể đến năm 2018.

Như Bloomberg đã chỉ ra, sự liên minh giữa Moscow và Riyadh về dầu là một “cuộc hôn nhân” vì lợi ích giá dầu. Cả hai đều phụ thuộc vào xuất khẩu dầu và đã thấy tình hình tài chính quốc gia bị ảnh hưởng kể từ khi giá sụp đổ hồi năm 2014.

Đây không phải là lần đầu tiên hai nước phối hợp với nhau về sản xuất: trong 5 năm trước năm 2004, Nga đã hợp tác với Ả-rập Xê-út và những nước còn lại trong OPEC để duy trì sản xuất ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, bong bóng dot-com (bong bóng thị trường cổ phiếu của các công ty công nghệ cao, nhất là công ty mạng) và cuộc suy thoái kinh tế Mỹ 2001-2002.

Việc tuân thủ các biện pháp cắt giảm được đưa ra vào tháng 1 năm 2017 đã nhanh chóng diễn ra tại Ả-rập Xê-út, làm sản lượng giảm nhiều hơn mức đã cam kết gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, Nga mất gần bốn tháng để cắt giảm 600.000 thùng/ngày và vẫn chưa quyết định về việc liệu có tiếp tục cắt giảm hay không.

Về phía Riyadh, đợt sụt giá hiện tại đã làm phức tạp “Tầm nhìn 2030”, kế hoạch chuyển nền kinh tế Saudi thoát khỏi xuất khẩu dầu và hướng tới sự đa dạng lớn hơn. Kế hoạch này bao gồm đợt IPO một phần của Saudi Aramco, công ty dầu mỏ quốc gia có thể có trị giá lên tới 2 nghìn tỷ USD. Giá trị thực của công ty này bao nhiêu còn phụ thuộc một phần vào giá trị xuất khẩu dầu của Saudi trong tương lai và khả năng dầu của nước này cạnh tranh với sản xuất mới từ Hoa Kỳ. Việc đạt được một đợt IPO thành công vào năm sau là một mục tiêu chính của chính phủ Saudi khi nước này hoạch định tương lai kinh tế của mình.

Dầu cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng không kẽm đến Nga, một quốc gia cũng dễ bị tổn thương trước những thay đổi trên thị trường. Đồng Rúp suy yếu và cuộc suy thoái hai năm do giá dầu sụt giảm, mặc dù nền kinh tế Nga đang trong giai đoạn hồi phục và dự báo sẽ tăng trưởng 1,4% trong năm nay. Ả rập Xê út chắc chắn hy vọng rằng hợp tác về dầu sẽ dẫn đến một cuộc đối thoại về các vấn đề khác, nhất là sự ủng hộ của Nga đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho Iran, đối thủ chính của Riyadh.

Phó hoàng tử Ảrập Xê-út và Bộ trưởng Quốc phòng Mohammed bin Salman đã tuyên bố rằng mối quan tâm chính của Saudi với Nga là mối liên hệ giữa Nga với Tehran. Trong những năm gần đây, Riyadh đã tăng mức độ can thiệp trong khu vực, cung cấp tiền và vũ khí cho quân nổi dậy Syria chống lại chế độ Assad ở Syria và tiến hành một cuộc can thiệp vũ trang vào cuộc nội chiến ở Yemen. Phần lớn những việc làm này là bởi vì một sự tập hợp lại của người Mỹ dưới thời Tổng thống Obama và một nước Hồi giáo trỗi dậy Iran, là nước mà Hoàng tử Mohammed coi như là mối đe dọa số một về an ninh quốc gia. Việc giảm sự viện trợ của Nga cho Tehran và căn chỉnh lợi ích của mình với Ả-rập Xê-út, ít nhất là về dầu mỏ, là một nhân tố trong chính sách đối ngoại của Ả-rập Xê-út.

Chuyến thăm của ông Trump đã làm dịu những quan ngại của Saudi rằng nhiệm kỳ của Tổng thống mới sẽ làm suy yếu mối quan hệ hiện tại giữa Washington với Vịnh Ba Tư. Khi còn là một ứng cử viên, Trump bày tỏ sự hoài nghi về các can thiệp của Mỹ ở nước ngoài và thậm chí cho rằng đã đến lúc kết thúc vai trò của Mỹ ở Trung Đông. Chuyến viếng thăm gây chú ý này, đi kèm với hợp đồng vũ khí trị giá 110 tỉ đôla, đã củng cố trục Riyadh-Washington từ trước đến nay và đảm bảo cho Saudi cũng như các nước còn lại trong khu vực vùng Vịnh rằng Trump luôn quan tâm đến họ hàng đầu.

Về mặt ngoại giao, liên minh với Mỹ có tầm quan trọng lớn đối với Ả-rập Xê-út. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với sản xuất của Mỹ đang nổi lên như một thách thức chính đối với vương quốc dầu mỏ này khi Saudi cố gắng xoay chuyển nền kinh tế của mình thoát khỏi xuất khẩu dầu. Cuộc đối đầu với Iran là một phần khác của câu đố, và trong khi Tổng thống Trump đã nói rõ rằng ông không tham dự vào sự linh động tương đối của chính quyền Obama về quan hệ với Tehran, thì vấn đề vẫn còn trong mối quan tâm của Saudi Arabia là thấy Iran yếu đi thông qua việc cắt giảm viện trợ từ Nga. Một liên minh chặt chẽ về cắt giảm sản xuất dầu mỏ và hợp tác tới năm 2018 có thể là một cách để đạt được mục tiêu đó.

Đối với các trader dầu mỏ, quan hệ giữa Nga với Ả-rập Xê-út là điều quan trọng để theo dõi trong cuộc họp OPEC sắp tới vào tuần này.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM