Cụ thể, hai bên sẽ hợp tác khai thác các giếng tại phía Đông đảo Kalimantan và khu vực trung tâm đảo Java.
Chủ tịch “Nuansa Grup” Susanto Suparso cho biết vì những lý do khác nhau, nhiều giếng dầu tại Indonesia đã không được tiếp tục khai thác, khi mà trữ lượng dầu tại các giếng này vẫn còn rất đáng kể. Trong khi đó, Nga đã nghiên cứu thành công và sở hữu nhiều công nghệ cho phép khai thác tiếp các mỏ dầu như vậy.
Trên thực tế, Nga và Indonesia đã có kinh nghiệm nhiều năm hợp tác trong lĩnh vực này. Từ cuối năm 2002, Nga đã áp dụng công nghệ rung địa chấn tại các khu vực dầu khí Indonesia, và đã tăng sản lượng tận thu các giếng dầu cũ lên tới 30%. Công nghệ rung địa chấn cũng như phương pháp áp dụng thuộc về một nhà khoa học Nga, ông Vladimir Belonenko. Công nghệ này đã được ứng dụng thành công ở Liên Xô và sau đó là ở Nga. Indonesia là nước thứ hai sử dụng thành công công nghệ này.
Theo đánh giá, công nghệ rung địa chấn cho phép tận thu dầu thô của Nga còn tỏ ra thân thiện môi trường sinh thái và có chi phí rẻ hơn công nghệ của nhiều nước phương Tây.