“Mọi người đều đang dự đoán nguồn cung dư thừa bắt đầu từ quý đầu tiên hoặc quý thứ hai,” Thứ trưởng Năng lượng Nga Pavel Sorokin nói với Bloomberg bên lề hội nghị ngành công nghiệp dầu mỏ diễn ra ở Abu Dhabi.
Câu hỏi duy nhất là chính xác khi nào tình trạng thừa cung đó sẽ diễn ra - nhưng sự khác biệt chỉ là vài tháng, theo Sorokin.
Sorokin nói thêm: “Tồn kho đã ngừng giảm, điều này cho thấy không có sự thiếu hụt nào vào lúc này”.
Nga đã nhân cơ hội quy trách nhiệm cho chính phủ Mỹ, vốn trong nhiều tuần đã cáo buộc OPEC từ chối tăng sản lượng để giảm giá xăng tại Mỹ.
Theo Sorokin, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có tác động lớn hơn nhiều đến thị trường dầu khí so với tình hình cung và cầu.
Đây là một điểm khác biệt quan trọng vì chẳng hạn như Giám đốc điều hành của BP, Bernard Looney, tại Adipec, cũng nói rằng ông hy vọng giá dầu sẽ “vẫn ở mức cao trong thời gian tới”.
Sự đồng thuận chung giữa những người dám bình luận về kế hoạch tương lai của OPEC là OPEC+ sẽ tuân thủ kế hoạch sản xuất của mình thông qua việc nhất trí tại cuộc họp OPEC+ tiếp theo để bổ sung thêm 400.000 thùng/ngày vào hạn ngạch sản xuất của nhóm.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, tồn kho có thể bắt đầu tăng vào tháng tới và sang quý 1 năm 2020, nên việc bổ sung thêm 400.000 thùng/ngày này sẽ là "đủ".
“Chúng ta không cần phải hoảng sợ,” bin Salman nói, “chúng ta cần bình tĩnh.”
Adipec, sự kiện hiếm hoi được tổ chức gặp mặt trực tiếp trong ngành dầu khí, cũng là một nền tảng cho các cuộc thảo luận về kết quả hội nghị COP26. Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo bày tỏ sự thất vọng với các cuộc hội đàm tại COP26. Đây là cuộc đàm phán COP đầu tiên nhắm mục tiêu đến ngành dầu khí nhưng không đưa ngành này tham gia vào các cuộc thảo luận về cách làm chậm biến đổi khí hậu.
Nguồn tin: xangdau.net