Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nga tự tin hút dầu thoải mái vì đã có Bắc Cực

Nga gọi dự đoán của thái tử Saudi về sự cạn kiệt dầu mỏ sau 19 năm nữa là "một giấc mơ ngọt ngào", vì tiềm năng to lớn của Bắc Cực. 

Saudi dự đoán Nga cạn kiệt dầu mỏ sau 19 năm nữa

Ngày 08/10, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Năng lượng của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) là ông Igor Anansky cho biết, không có bất cứ điều kiện tiên quyết nào, cũng như cơ sở khoa học nào nào để khẳng định Nga sẽ buộc phải rút khỏi thị trường dầu mỏ sau 19 năm.

Đây là lời ông bình luận về tuyên bố của thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman Al Saud đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng, đến năm 2030, một số nước sản xuất dầu, trong đó có Nga, hầu như sẽ ngừng sản xuất dầu và rời khỏi thị trường.

"Đây chỉ là một giấc mơ ngọt ngào của thái tử, bởi vì không tồn tại bất cứ điều kiện tiên quyết nào để buộc Liên bang Nga phải rời khỏi thị trường dầu mỏ. Trữ lượng dầu cho phép Nga tiếp tục khai thác vàng đen, các công ty cũng tích cực đầu tư vào việc phát triển lĩnh vực này" - ông Anansky nhận định.

Trước đó, Hoàng thái tử Arabia Saudi Mohammed bin Salman Al Saud đưa ra ý kiến ​​trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng, nhu cầu dầu lửa cho đến năm 2030 sẽ tăng với tốc độ khoảng 1-1,5% mỗi năm và các chuyên gia cho rằng, sau giai đoạn này nhu cầu sẽ bắt đầu giảm dần.

Saudi tin rằng, nhiều nước sản xuất dầu mỏ sẽ biến mất một cách đơn giản trong khoảng thời gian thập niên 30 của thế kỷ này. Ví dụ như Trung Quốc sẽ giảm rất nhiều sản lượng, nếu không nói là biến mất hẳn, các quốc gia khác cũng sẽ tiếp tục biến mất trong tư cách nhà sản xuất và khi đó, họ hoàn toàn trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ.

Nga tự tin không thể hết dầu vì đã có nguồn tài nguyên dồi dào ở Bắc Cực

Về Nga, vị Hoàng thái tử Saudi nhận định, sau 19 năm nữa, Nga sẽ giảm rất nhiều sản lượng khai thác, nếu không nói là mất hoàn toàn tất cả sản lượng bình quân 10 triệu thùng dầu mỗi ngày như hiện nay, còn Saudi vẫn thừa năng lượng để tiếp tục đáp ứng như cầu của thế giới.

Được biết, Nga có tổng trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới với 47,57 nghìn tỷ m3, chiếm khoảng 25,02% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.

Trong khi đó, nước này cũng đứng đầu thế giới về sản lượng khí đốt khai thác hàng năm, với sản lượng dao động trong khoảng 660 tỷ m3 đến 700 tỷ m3.

Còn về dầu mỏ, Nga được xếp hạng 8 trong số 10 nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới với khoảng 60-70 tỷ thùng dầu. Còn Saudi Arabia xếp vị trí thứ 2 với khoảng gần 260-270 tỷ thùng dầu, chỉ kém Venezuela ở vị trí thứ nhất với gần 300 tỷ thùng.

Tuy nhiên, Nga lại thường xuyên giữ vị trí số 1 trong số các nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ với bình quân sản lượng từ 10 - 11 triệu thùng dầu mỗi ngày (thường xuyên gấp 10 lần so với các nước xếp vị trí cuối trong Top 10 như Angola hay Na Uy), xếp trên cả Mỹ và Saudi Arabia.

Với tổng trữ lượng chỉ bằng 1/4 so với Saudi Arabia nhưng lại vượt trội về sản lượng khai thác, rõ ràng là với tốc độ khai thác như hiện nay, Nga sẽ hết trữ lượng dầu mỏ trước so với quốc gia vùng Vịnh này.

Do đó, cảnh báo của Saudi Arabia về việc Nga sẽ hết sạch dầu trong giai đoạn thập niên 30 là điều hoàn toàn có cơ sở.

Bắc Cực: Nguồn tài nguyên mới khổng lồ của Nga

Tính tổng cộng, Bắc Cực chứa 22% trữ lượng dầu và khí thiên nhiên chưa phát hiện của thế giới, bao gồm:

- 13% trữ lượng dầu mỏ (khoảng 90 tỷ thùng dầu thô, đủ để đáp ứng nhu cầu dầu của thế giới vào khoảng 86,4 triệu thùng/ngày, trong vòng 3 năm liên tục);

- 30% khí đốt tự nhiên (khoảng 46,76 nghìn tỷ m3) và 20% khí đốt dạng lỏng (tương đương 44 tỷ thùng khí đốt dạng lỏng).

Ước tính 84% nguồn năng lượng tiềm năng này nằm ở ngoài khơi (song phần lớn ở gần đất liền); hơn một nửa trong số 90 tỷ thùng dầu chưa khác thác này nằm ở 3 khu vực lãnh thổ West Siberian Basin, East Barents Basins, và Arctic Alaska, thuộc chủ quyền các nước Mỹ, Nga, Canada, Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch; trong đó, chủ yếu là Nga, Na Uy và Mỹ.

Ngoài ra, những số liệu này liên quan tới các công trình nghiên cứu chưa đáng kể về thời gian và độ sâu của các vùng lãnh thổ Bắc Cực mà con người mới tiếp cận được, còn rất nhiều vùng chưa được nghiên cứu, thăm dò.

Do đó, trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở đây trên thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều so với con số ước tính hiện nay.

Nguồn tin: baodatviet.vn

ĐỌC THÊM