Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nga tái xuất như nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc

Ngay cả một người tay ngang không có mối quan tâm đặc biệt nào trong các vấn đề quốc tế có thể nhận thấy rằng mối quan hệ Nga – Trung Quốc đã đạt đến những đỉnh cao mới trong vài năm qua. Sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả hai cường quốc khu vực - và mặc dù các dự án khí đốt vẫn sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối thập niên này nhưng các dự án thương mại và dự án chung về dầu mỏ đã tạo nên sự khác biệt. Các công ty Trung Quốc bây giờ có cổ phần nhỏ trong nhiều dự án thăm dò và khai thác, như Verkhnechonskoye và Taas-Yuryakh, cũng như những sự cố gắng đầy hứa hẹn tham vọng, như Yamal LNG và Sakhalin-3. Xuất khẩu dầu từ Nga sang Trung Quốc đã tăng gấp 17 lần trong 15 năm qua và hiện chiếm gần 1/4 xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, vẫn còn có khả năng để mở rộng cầu nối chiến lược này.


Nga hiện là nhà cung cấp dầu mỏ số 1 của Trung Quốc, một tình trạng rất có thể sẽ duy trì trong những năm tới, đã cho thấy sự gia tăng ngoạn mục 24% so với cùng kỳ năm 2016. Hầu như tất cả các tuyến cung cấp tới Trung Quốc đều trải qua sự tăng trưởng trong năm 2016, hơn nữa, đường ống ESPO và cảng Kozmino (xuất khẩu lần lượt 16,5 triệu tấn mỗi năm và 31,8 triệu tấn mỗi năm) đang hoạt động hơi cao hơn một chút so với công suất danh nghĩa (lần lượt 15 triệu tấn mỗi năm và 30 triệu tấn mỗi năm). Trong khi các nhà máy lọc dầu quốc doanh thường hay bị ràng buộc bởi các hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp Angola hoặc Ả-rập Xê-út, thì các nhà máy lọc dầu độc lập (còn được gọi là "teapot”) lại đại diện cho một trong những lực lượng hàng đầu cho sự gia tăng này. Teapot không giới hạn dầu ESPO hay các các loại dầu khác giáp với Thái Bình Dương, họ cũng mua dầu Urals, vì tính kinh tế của nó tỏ ra hấp dẫn hơn so với loại dầu Oman, đặc điểm của loại dầu này hầu như giống hệt nhau (31 ° API so với 30.5 ° API, 1,5% hàm lượng lưu huỳnh so với 1,4%).

Tuyến đường ống phía Đông Siberia-Thái Bình Dương (ESPO) sẽ vẫn là con đường chính trong xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc, với sự đóng góp của đường ống này tăng nhẹ từ mức 42% hiện nay (22,5 triệu tấn mỗi năm). Công ty dầu hàng đầu của Nga, Rosneft, cũng sẽ sử dụng nhiều hơn một phương án cung cấp thứ ba - đường ống vận chuyển thông qua Kazakhstan Atasu-Alashankou. Theo tinh thần chung của "đối tác dầu chiến lược", Rosneft hưởng lợi từ chi phí vận chuyển thấp hơn so với ESPO, trong khi dầu được cung cấp qua đường ống được đảm bảo của Trung Quốc chỉ tới được các nhà máy lọc dầu duy nhất của họ ở tỉnh Tứ Xuyên, Pengzhou. Trong những năm trước, tuyến đường Kazakhstan vận chuyển 7 triệu tấn mỗi năm, tuy nhiên, hai bên đã đồng ý nâng khối lượng này lên 10 triệu tấn mỗi năm từ năm 2017. Thật kỳ lạ, không phải là do thiếu nhu cầu làm cản trở việc tăng cường nhập khẩu mà chính là do công suất đường ống không đủ.

Việc thiếu các đường dây nối mạng nội bộ đã cản trở việc mở rộng ESPO, như trong tháng 1 năm 2017, Transneft, công ty độc quyền vận tải đường ống của Nga, đã đưa hai tuyến đường ống dẫn quan trọng vào hoạt động, Zapolyarnoye-Purpe và Kuyumba-Taishet. Đến tháng 10 năm 2017, sau khi hoàn thành chuỗi Mohe-Daqing lần thứ hai, đường ống ESPO được dự kiến sẽ tăng công suất vận chuyển lên 30 triệu tấn/năm. Công suất của nhánh khác nằm từ điểm nối Skovorodino, nối nó với cảng Kozmino ở Thái Bình Dương, dự kiến sẽ đạt 50 triệu tấn/năm vào năm 2020 từ 30 triệu tấn/năm. Những diễn biến này không chỉ tạo ra một động lực mới cho xuất khẩu qua đường ống, mà còn thúc đẩy sự phát triển của các dự án thăm dò, khai thác mới ở phái đông Siberia, vốn đã bị ảnh hưởng rõ rệt từ sự sụt giảm của giá dầu và các lệnh trừng phạt quốc tế.

Bắc Kinh hưởng nhiều lợi ích từ mối quan hệ đối tác năng lượng chiến lược như vậy - liên tục, các tuyến đường cung cấp mới đã loại bỏ rủi ro của eo biển Malacca, là nơi mà phần lớn dầu nhập khẩu không phải của Nga đi qua, đang bị đóng cửa phòng trường hợp các vấn đề nghiêm trọng thêm đột ngột ở Biển Đông. Đường vận chuyển dầu khí của Nga an toàn hơn đáng kể mà hầu như không thêm chi phí phát sinh, hơn nữa, chỉ phải chịu rủi ro an ninh rất nhỏ khi Nga nhìn thấy giá trị đáng kể trong quan hệ đối tác với Bắc Kinh và rất khó để thực hiện các bước nguy hiểm để gây nguy hiểm cho Nga (dựa trên căng thẳng thực sự Giữa Moscow và phương Tây). Sự gia tăng mạnh mẽ nhập khẩu của Nga không đi ngược lại với các quy định về chính sách quốc gia, vì vào năm 2015 chính chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm cho các nhà máy lọc dầu teapot để xử lý dầu thô nhập khẩu. Hơn nữa, việc xây dựng ESPO đã được tạo điều kiện thuận lợi bởi các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, một thực thể hoàn toàn do chính phủ sở hữu.

Tất nhiên, Trung Quốc không phải là đối tác duy nhất mà các công ty Nga hợp tác, và thêm 20 triệu tấn mà việc mở rộng Kozmino sẽ đưa thị trường châu Á vào năm 2020 cũng sẽ được cung cấp cho Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và các quốc gia khác. Sự cạnh tranh cho các đại lý trên thị trường châu Á chắc chắn sẽ tăng cường sự cạnh tranh giữa Saudi-Nga. Sau khi Nga vượt mặt Riyadh để trở thành nước xuất khẩu dầu hàng đầu tới Trung Quốc, nước này đã có những bước tiến đáng kể trong việc đẩy dầu của Saudi vào các thị trường Đông Nam Á, đơn cử như ở Malaysia. Vì hầu hết các nước Đông Á đều có thị trường ôtô đang bùng nổ, nên ESPO chắc chắn sẽ gia tăng vị thế của nó, với đặc tính tốt của loại dầu này. Ngoài vấn đề tài chính nói chung có lợi hơn nhiều thì khoảng cách gần hơn (do đó chi phí vận chuyển thấp hơn), và anh có tất cả các điều kiện tiên quyết cho một cuộc chiến thị phần gay gắt.

Các công ty Nga chắc chắn sẽ nỗ lực hết sức để củng cố vị thế của họ trong lĩnh vực mới, bởi vì họ bị thu hút bởi rất nhiều quyền lợi - phí bảo hiểm cao hơn ở châu Âu, nhu cầu mạnh mẽ hơn được dự báo sẽ gia tăng theo thời gian, cũng như sự “chống lưng” của nhà nước có thể thấy rõ được. Chỉ tính riêng Rosneft, dự trên hợp đồng 20 năm với CNPC dự kiến sẽ cung cấp 300 triệu tấn dầu, dự định sẽ tăng xuất khẩu dầu sang Trung Quốc lên 31 triệu tấn vào năm 2017. Surgutneftegaz, nhà cung cấp ESPO lớn thứ hai, sẽ cố gắng theo sát, và các công ty mà dấu ấn của họ cho đến nay là tương đối khiêm tốn so với khả năng của họ (Gazpromneft, LUKOIL). Trung Quốc sẽ vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất - khi tổng lượng dầu hàng năm biến đổi từ 52 triệu tấn/năm hiện nay lên khoảng 70-80 triệu tấn/năm, xuất khẩu tới Trung Quốc ít nhiều sẽ tương xứng với khối lượng xuất khẩu tổng cộng của Nga từ các cảng Baltic. Chắc chắn sẽ có những sự đình đốn trên đường đi - chẳng hạn như, mùa hè năm 2017 sẽ ít sôi động hơn mùa xuân - tuy nhiên xu hướng chung sẽ thực sự khó khăn để ngăn cản.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM