Còn khoảng một tháng rưỡi nữa trước khi OPEC và các đồng minh chuẩn bị ngồi lại và thảo luận về cách tiến hành hiệp ước cắt giảm sản xuất của họ, Nga đang phát đi các tín hiệu trái chiều về sự sẵn sàng của nước này để tiếp tục tham gia thỏa thuận nguồn cung.
Điều này không có gì mới đối với Nga, nước đã chần chừ khá lâu trong việc hỗ trợ từng thỏa thuận sản xuất trước đó với OPEC kể từ khi các bên quyết định hợp tác để quản lý nguồn cung và giá dầu toàn cầu bắt đầu vào tháng 1 năm 2017. Sau năm 2017, trước mỗi cuộc họp, những bình luận và ẩn ý của các quan chức hàng đầu của Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin, khiến thị trường dầu mỏ và các nhà phân tích phải phán đoán về việc liệu Moscow có tham gia hợp tác trong lần này hay không.
Nga đã làm như vậy, mọi lúc.
Tại cuộc họp vào tháng 12 năm 2018, khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện tại được thông qua, chính Putin - thông qua Bộ trưởng năng lượng của mình, ông Alexander Novak- người đã ngồi riêng với từng Bộ trưởng của Saudi và Iran và thuyết phục họ nêu ý kiến thỏa thuận nguồn cung theo cách mà Iran sẽ bỏ phiếu cho thỏa thuận này, bởi vì OPEC cần một cuộc bỏ phiếu nhất trí để thông qua các quyết định.
Bây giờ chúng ta sắp đến ngày điều chỉnh hiệp ước -ngày 25-26 tháng 6- một lần nữa Nga lại gửi đi các tín hiệu trái chiều về cam kết của mình đối với thỏa thuận này.
Chính các thành viên của OPEC cũng đang phát đi các tín hiệu không rõ ràng.
Mỹ đã đưa ra một thách thức lớn đối với hiệp ước nguồn cung của cartel và đồng minh bằng cách chấm dứt tất cả các miễn trừ trừng phạt đối với người mua dầu Iran, khiến tổ chức này và thị trường suy đoán bao nhiêu nguồn cung sẽ bị mất từ Iran cho đến tháng 6 và sau đó, và các thành viên khác của OPEC- những nước có năng lực sản xuất dự phòng như Saudi và UAE -sẽ phải có khả năng bơm nhiều hơn bao nhiêu để bù đắp cho các thùng dầu của Iran bị mất.
Ả Rập Xê Út cho biết họ đã chuẩn bị để đáp ứng tất cả nhu cầu thị trường về dầu mỏ và, như mọi khi, “ở mức độ ổn định của thị trường”, nhưng họ đã nhắc lại rằng sẽ không vội vã tăng cường sản xuất cho đến khi thấy các thùng dầu thực sự được lấy ra khỏi thị trường.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của OPEC trong việc ước tính nguồn cung dầu toàn cầu trong tương lai sẽ trở nên khó khăn hơn bởi sự không chắc chắn ngày càng lớn về nguồn cung dầu của Nga tới châu Âu thông qua đường ống Druzhba, kỳ vọng về việc sản xuất tiếp tục giảm ở Venezuela và khả năng gián đoạn cung ở Libya, quốc gia đang trong cuộc nội chiến khi quân đội đối thủ chiến đấu giành thủ đô Tripoli.
Giữa tất cả những điều này, Nga đã phát đi một số thông điệp mơ hồ tới thị trường vào tháng trước. Đầu tiên, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov nói rằng OPEC và Nga có thể chọn cách tranh giành thị phần với Hoa Kỳ, ngay cả khi điều này có nghĩa là từ bỏ thỏa thuận OPEC + và khiến giá dầu rớt đáng kể.
Sau đó, vào cuối tháng trước, Tổng thống Putin nói rằng ông hy vọng Saudis sẽ không phá vỡ lời hứa của họ theo thỏa thuận OPEC +, đồng thời nói rằng ông đã không nghe thấy có bất cứ ai cho thấy sẵn sàng từ bỏ thỏa thuận.
Về phần Nga, họ đã và đang phải vật lộn để giảm sản lượng dầu của mình xuống mức đã thỏa thuận theo hiệp ước.
Hơn nữa, các công ty dầu khí của Nga đã lảng tránh việc cắt giảm sản lượng vì thỏa thuận OPEC + đang can thiệp vào các kế hoạch tăng trưởng sản xuất của họ. Các công ty của Nga được hưởng lợi từ sản xuất dầu cao hơn và không cần giá dầu cao như Saudi để cân bằng ngân sách của mình.
Đúng vậy, ngân sách của Nga đã được hưởng lợi từ giá dầu cao hơn do sản xuất hạn chế từ OPEC +, nhưng sản xuất cao hơn cũng rất quan trọng đối với các công ty Nga mà có mục tiêu phát triển các mỏ dầu mới và bù đắp sự sụt giảm từ các mỏ dầu già ở khu vực Urals và Tây Siberia.
Quan điểm của Nga về thỏa thuận OPEC + có lẽ sẽ không được biết cho đến tận sát ngày diễn ra cuộc họp với OPEC vào cuối tháng 6, vì vậy thị trường và các nhà phân tích sẽ tiếp tục suy đoán về số phận của hiệp ước trong một tháng rưỡi nữa. Lần này, Nga có thể quyết định rằng đã đến lúc bắt đầu phát triển các mỏ dầu mới và từ bỏ hiệp ước.
Tuy nhiên, ông Putin có thể quyết định rằng việc làm vui lòng OPEC và nhà lãnh đạo thực tế của nhóm - Ả Rập Xê Út có thể tiếp tục trao cho Nga quyền lực bổ sung trong quản lý nguồn cung dầu toàn cầu dù không thực sự là một phần của bất kỳ tổ chức chính thức nào. Saudis là những người cần giá dầu cao hơn và Nga có thể tiếp tục tham gia cuộc chơi để có được ảnh hưởng địa chính trị tăng thêm.
Nguồn tin: xangdau.net