Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nga nhận định lạc quan về thị trường dầu nhờ thỏa thuận của OPEC+

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho rằng thị trường dầu mỏ sẽ cân bằng vào tháng 7. 


Bộ trưởng Năng lượng Nga cho rằng thị trường dầu mỏ sẽ tái cân bằng trong vòng 2 tháng tới

Bộ trưởng Novak nhận định rằng cung và cầu trên thị trường năng lượng toàn cầu sẽ tái cân bằng trong vòng 2 tháng tới, Reuter trích nguồn tin của RIA cho biết.

Nhu cầu đối với mặt hàng dầu mỏ sụt giảm kỷ lục trong những tháng đầu năm nay do chịu ảnh hưởng từ sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ toàn cầu đã được thắt chặt hơn kể từ đầu tháng này trong bối cảnh các nước bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa ngăn dịch Covid-19 cùng với việc cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+.

Bộ trưởng Năng lượng Nga nhận định ​​nhu cầu dầu sẽ cải thiện trong tháng 5, và lưu ý thêm rằng nhờ nỗ lực cắt giảm kỷ lục gần 10 triệu thùng/ngày của OPEC+, nhu cầu có thể phục hồi về mức gần 15 triệu thùng mỗi ngày.

Theo Bộ trưởng Novak, nguồn dầu mỏ toàn cầu hiện dư thừa từ 7-12 triệu thùng/ngày.

Các nguồn tin tiết lộ với Reuters cho biết nhóm OPEC + muốn duy trì việc thỏa thuận cắt giảm sản lượng ở mức hiện tại sau thời điểm tháng 6 để cân bằng thị trường.

Ả Rập Saudi và Iraq, hai nhà sản xuất dầu lớn nhất của OPEC, tái khẳng định cam kết tái cân bằng thị trường dầu mỏ. Ả Rập Saudi đã cam kết cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngoài ngoài hạn ngạch hiện có. Tuy nhiên, Iraq có thể khó đạt được cam kết cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận của OPEC+.

Trong khi đó, Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu về mức 8,5 triệu thùng/ngày theo đúng thỏa thuận của OPEC.

Trong báo cáo công bố hồi tuần trước, Cơ quan Năng lượng quốc tế nhận định rằng thị trường dầu mỏ sẽ cân bằng nhanh hơn so với dự báo trước đó, sau khi Mỹ và OPEC cắt giảm sản lượng nhiều hơn và nhanh hơn.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

ĐỌC THÊM