Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nga là nước hưởng lợi nhiều nhất trong thỏa thuận OPEC+

 

OPEC là tác nhân quan trọng nhất trên thị trường dầu mỏ toàn cầu với khả năng ảnh hưởng đến giá trong nhiều thập kỷ. Cuộc cách mạng đá phiến ở Mỹ đã mang lại nhiều bất ổn cho các nhà sản xuất truyền thống do một lượng lớn dầu và khí đốt đang được khai thác từ trung tâm năng lượng của Mỹ trong một thời gian ngắn. Mối đe dọa tiềm tàng này là quá lớn đến nỗi đối thủ cạnh tranh hàng đầu là Nga đã đồng ý điều chỉnh các chính sách của mình với OPEC. Tuy nhiên, Matxcơva mong muốn vắt kiệt tất cả những gì có thể có từ thỏa thuận, để lại rất ít cho Ả Rập Xê Út, là nước có nguy cơ mất nhiều hơn do giai đoạn phát triển kinh tế đặc biệt của nước này.

Sự thay đổi cán cân quyền lực của OPEC

Trong những năm qua, diễn biến địa chính trị và kinh tế đã làm thay đổi cán cân quyền lực giữa các thành viên của tổ chức này. Tuy nhiên, một yếu tố quyết định tầm ảnh hưởng nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác là năng lực sản xuất. Trong bối cảnh đó, Saudi Arabia là vị vua không thể tranh cãi trong nhiều thập kỷ.

Mức độ chuyên nghiệp hóa của công ty dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco đã khiến nó trở thành một tập đoàn năng lượng khổng lồ kiểm soát trữ lượng dầu truyền thống lớn thứ hai thế giới. Trong khi dự trữ của Venezuela lớn hơn, thì chi phí sản xuất thấp của Aramco, sự hỗ trợ chính trị liên tục của phương Tây (và đặc biệt là từ Mỹ) và sự ổn định chính trị tương đối đã dần tăng lên và duy trì năng lực sản xuất lớn nhất của OPEC.

Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng không chỉ bắt nguồn từ việc người ta có thể sản xuất bao nhiêu mà cụ thể hơn là từ việc người ta chọn không sản xuất bao nhiêu. Công suất dự phòng là yếu tố xác định đằng sau đòn bẩy đối với diễn biến giá. Trong lĩnh vực này, không có quốc gia nào lớn hơn Saudi Arabia. Vị trí địa lý và loại giếng dầu giúp Aramco có thể tăng và hạ sản lượng tương đối nhanh chóng. Tính trung bình, quốc gia Ả Rập này thường dự phòng 1,5 - 2 triệu thùng/ngày, tương đương 1,5 - 2% nhu cầu dầu toàn cầu trước đại dịch Covid-19.

OPEC đã chết, OPEC còn tồn tại +

Mối đe dọa chưa từng có của ngành công nghiệp đá phiến Mỹ đã khiến Moscow và Riyadh bắt tay nhau vào năm 2016. Lần đầu tiên một thỏa thuận được ký kết, các bên tham gia đã đồng ý cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày (1,2 triệu thùng từ OPEC và 600.000 thùng từ các nước ngoài OPEC). Bất chấp một số mâu thuẫn và bất đồng, liên minh OPEC + đã tồn tại trong nhiều năm.

Tuy nhiên, sự khác biệt về quyền lợi và mức độ phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ là nguồn gốc cho sự bất ổn liên tục. Theo Ronald Smith, một nhà phân tích tại BCS GM có trụ sở tại Moscow, “miễn là giá dầu ở mức 45 USD trở xuống, thì khá dễ dàng để mọi người trong OPEC + cùng đồng lòng cắt giảm sản lượng. Và khi giá ở mức 65-70 USD/thùng thì mọi người đều đồng ý rằng đã đến lúc đưa dầu trở lại thị trường. Nhưng trong phạm vi từ 50 đến 60 USD thì lại bắt đầu xuất hiện sự chia rẽ về quyền lợi”.

Giá dầu hiện đang dao động quanh mức 55 USD, điều đó có nghĩa là Riyadh nhận thấy quan hệ đồng minh với Nga quan trọng hơn so với chiều ngược lại. IMF ước tính giá dầu hòa vốn tài khóa của Saudi Arabia cho năm 2021 là 68 USD/thùng. Ngược lại, Nga chỉ có 46 USD/thùng. Hơn nữa, phần lớn sản lượng của Ả Rập Xê Út được xuất khẩu trong khi người Nga tiêu thụ sản phẩm trong nước nhiều hơn. Ngoài ra, nền kinh tế của Nga đa dạng hơn, mang lại cho nước này một con át chủ bài nữa trong các cuộc đàm phán với Riyadh.

Một lợi thế khác nằm trong tay các nhà sản xuất Nga và Điện Kremlin là đồng Rúp yếu trong khi đồng Riyal ở Ả Rập Xê Út được cố định so với đồng đô la Mỹ. Dầu được giao dịch quốc tế bằng đôla Mỹ, có nghĩa là xuất khẩu từ Nga thu về cho các nhà sản xuất một khoản phí cao khi đổi thành Rúp. Trong khi Ả Rập Xê Út không được hưởng lợi như tương tự và điều này cũng sẽ không sớm xảy ra.

Chi phí sản xuất thấp ở quốc gia Ả Rập này mang lại lợi thế cho nước này so với các đối thủ cạnh tranh như các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ. Riyadh dự báo ​​nhu cầu dầu sẽ quay trở lại vào cuối năm nay khi việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 bắt đầu. Do đó, các nhà hoạch định chính sách ở Vương quốc này nghĩ rằng họ sẽ lấy lại khách hàng khi dầu trở nên khan hiếm hơn.

Mới đây, Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đã thông báo rằng Aramco có thể sẽ chào bán thêm cổ phiếu ra thị trường trong vài năm tới. Điều này cho thấy sự cần thiết của Riyadh trong việc tự nguyện giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày trong khi Nga sẽ tăng thêm 130.000 thùng/ngày. Ả Rập Xê-út đang gấp rút hiện đại hóa và đa dạng hóa nền kinh tế của họ bằng cách kiếm tiền từ việc bán dầu trong khi vẫn còn có thể.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM