Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nga đủ dầu và gas cho châu Âu trong 100 năm

Thủ tướng Nga Vladimir Putin khẳng định, các nghiên cứu cho thấy Nga có đủ dầu và gas cho nhu cầu trong nước và châu Âu trong 100 năm tới.

(Báo đất việt)

Ông Putin tuyên bố: “Dù nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhưng chúng tôi có đủ dầu và gas cho cả Nga và châu Âu trong ít nhất 100 năm nữa”. Trong khi đó, theo nguồn tin từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thì Nga có nguồn dự trữ dầu 79 tỷ thùng và gần 45.000 tỷ m3 gas.

Theo Thủ tướng Vladimir Putin, Nga có đủ dầu và gas cho nhu cầu trong nước và châu Âu trong 100 năm nữa.

Hiện 25% năng lượng mà châu Âu  sử dụng có xuất xứ từ Nga. Còn riêng trong lĩnh vực gas, Nga cấp tới 42% tổng lượng gas mà châu Âu tiêu thụ.

Chưa dừng lại ở những con số trên, Nga còn muốn thu được nhiều tiền hơn nữa từ việc bán dầu, gas, cũng như tăng cường ảnh hưởng tại châu Âu. Vì vậy, nước này đang lên kế hoạch xây hai đường ống dẫn dầu South Stream và Nord Stream để tăng nguồn cung cho cựu lục địa. Khi hoàn thành, riêng hai đường ống này sẽ đáp ứng được khoảng 16% nhu cầu gas của châu Âu. 

Nga đang tăng nguồn cung cho châu Âu.

Chiều qua, Thủ tướng Putin tuyên bố đường ống South Stream sẽ được khởi công vào năm 2015 và chi phí lên gần 13 tỷ USD. Theo thiết kế, đường ống này chạy qua nhiều nước, trong đó có Bulgaria, Serbia, Hungary, Italy và Hy Lạp. Khi hoàn thành, nó sẽ bơm 31 tỷ m3 mỗi năm cho khu vực Balkan và nhiều nước châu Âu khác. Trong trường hợp đặc biệt, lưu lượng của South Stream có thể tăng thêm 16 tỷ m3.

Đầu năm nay, Nga và Ukraine gặp bất đồng trong nhiều vấn đề liên quan tới việc Nga bán gas cho Ukraine và chuyển gas của Nga qua Ukraine sang Liên minh châu Âu (EU). Hai bên không giải quyết được bất đồng nên Nga giảm, rồi dừng chuyển gas sang EU, khiến nhiều nước thuộc EU gặp rất nhiều khó khăn.

Không nhận được gas của Nga nên hầu hết hoạt động của EU bị tê liệt. Rất nhiều người phải chuyển sang sử dụng các loại năng lượng khác như điện, củi, than... Thậm chí, Slovakia và Bulgaria đang có kế hoạch khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân nhằm đối phó với việc thiếu gas.

ĐỌC THÊM