Nga đã báo hiệu rằng nước này có thể bắt đầu chuẩn bị cho sự sụt giảm vĩnh viễn nhu cầu dầu thô trong thời gian dài, ngay cả sau khi những tác động tàn phá của đại dịch coronavirus kết thúc.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vladimir Kolychev nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn: “Thời kỳ đỉnh cao của tiêu thụ có thể đã trôi qua. Rủi ro đang tăng lên trong dài hạn."
Về điểm này, Kolychev không hề đơn độc. Quan điểm cho rằng tiêu thụ dầu đã đạt đỉnh hoặc sẽ đạt đỉnh sớm hơn nhiều so với dự kiến trước đây đang nhanh chóng nhận được sự đồng thuận trong ngành mà sẽ dẫn đến các quyết định đầu tư dài hạn. Trong trường hợp của Nga, những quyết định này rất quan trọng vì doanh thu từ dầu mỏ vẫn chiếm một phần đáng kể trong GDP.
Kolychev nói với Bloomberg rằng hiện tại, Bộ Tài chính đang nghiên cứu một số kịch bản phát triển nhu cầu dầu trong dài hạn, với các mức độ suy giảm nhu cầu khác nhau, nhưng ông không đi sâu vào bất kỳ chi tiết nào về các kịch bản.
Hiện tại, dường như không có kế hoạch rõ ràng nào cho quá trình chuyển đổi năng lượng, mặc dù Moscow hồi đầu năm đã đưa ra lộ trình cho nền kinh tế hydro, trong đó không phát thải hydro sẽ là điểm nổi bật trong cơ cấu xuất khẩu năng lượng của Nga. Theo lộ trình này, Gazprom sẽ bắt đầu sản xuất hydro sạch trong 4 năm nữa và Novatek, tập đoàn lớn về LNG, cũng đang lên kế hoạch cho các dự án hydro cho một tương lai ít phụ thuộc vào dầu mỏ hơn.
Nói về năng lượng sạch, nó không tạo ra nhiều năng lượng cho Nga hiện nay. Với tỷ lệ ít ỏi chưa tới 1% trong tổng số, năng lượng mặt trời và gió là một phần không đáng kể trong cơ cấu sản xuất điện. Mặt khác, thủy điện chiếm hơn một phần tư tổng sản lượng điện của Nga, điều này có lẽ trớ trêu thay lại đặt Nga đi trước một số quốc gia có ý thức về môi trường hơn với các kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng.
Mặc dù thiếu sự chuẩn bị, bây giờ có vẻ là thời điểm tốt nhất để bắt đầu chuẩn bị. Giống như các nhà sản xuất dầu lớn khác, Nga không chỉ bị ảnh hưởng bởi đại dịch mà còn bởi sự hủy hoại nhu cầu dầu mà nước này tạo ra. Không giống như hầu hết, nền kinh tế nước này phục hồi nhanh chóng do các đợt đóng cửa hạn chế, mặc dù những điều này có thể góp phần khiến Nga trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ tư trên thế giới.
Quả thực, chính Kolychev gần đây đã nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn rằng nền kinh tế Nga phục hồi nhanh hơn các nền kinh tế châu Âu nhờ các biện pháp mà chính phủ thực hiện, bao gồm tăng chi tiêu công và một gói kích thích mà các nhà quan sát bên ngoài gọi là hạn chế. Kolychev nói thêm rằng nếu không có thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu OPEC +, thì ảnh hưởng của đại dịch đối với nền kinh tế Nga sẽ không đáng kể.
Đây là tâm lý mà các bên tham gia thỏa thuận OPEC + khác cũng có chung và đó là lý do tại sao vào tuần trước nhóm đồng ý bắt đầu tăng sản lượng dầu lên thêm nửa triệu thùng mỗi ngày từ tháng tới, theo đề xuất của Nga.
Dầu sẽ tiếp tục là mặt hàng thiết yếu của Nga trong tương lai gần, cho dù Bộ Tài chính đang nghiên cứu các kịch bản nào. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc khủng hoảng năm nay, Moscow đã từ chối sử dụng quỹ tài sản quốc gia trị giá 167 tỷ đô la để phân phát trực tiếp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp mà thay vào đó, họ chọn giảm thuế và hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình có con.
Tuy nhiên, đại dịch và ảnh hưởng của nó lên nhu cầu dầu - cũng như sự thúc đẩy chuyển đổi năng lượng đã nhận được một lực đẩy lớn từ đại dịch - ắt hẳn đã làm cho những nhà ra quyết định ở Matxcơva thấy rõ rằng nhu cầu dầu sẽ không phải là bất biến và các biện pháp cần phải được thực hiện để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi nhu cầu dầu tiếp tục giảm. Nhưng những biện pháp này là gì thì vẫn chưa rõ.
Nguồn tin: xangdau.net