Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nga: Các quốc gia vùng Vịnh, chứ không phải Nga, là nguyên nhân khiến giá dầu giảm

 

Nga không bao giờ theo đuổi giá dầu giảm mạnh hoặc chấm dứt hợp tác với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), và các quốc gia vùng Vịnh phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, một quan chức cấp cao của Nga cho biết.

Đầu tháng Ba, Nga và OPEC đã không đồng ý cách thức thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu sẽ hoạt động: OPEC muốn tăng cường cắt giảm trong khi Moscow đề xuất gia hạn các hạn chế hiện có. Sự bất đồng xảy ra vào thời điểm nhu cầu toàn cầu đang giảm do ảnh hưởng của đại dịch coronavirus.

Giá dầu giảm từ mức gần 50 đôla/thùng vào ngày 6 tháng Ba khi thỏa thuận sụp đổ để giảm xuống dưới 27 đôla vào thứ Sáu, khi Saudi Arabia, thành viên hàng đầu của OPEC và Nga, nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới sau Riyadh, chuẩn bị mở vòi từ ngày 1 tháng Tư.

"Quan điểm của Nga chưa bao giờ khiến giá dầu giảm. Đây hoàn toàn là sáng kiến ​​của các đối tác Arab của chúng tôi," ông Andrei Belousov, phó thủ tướng thứ nhất của Nga, được TASS dẫn lời vào chiều tối ngày thứ Bảy.

"Ngay cả các công ty dầu nào mỏ rõ ràng quan tâm đến việc duy trì thị trường của họ, cũng không có lập trường rằng thỏa thuận (OPEC +) nên bị giải thể."

Belousov nhắc lại rằng Nga đã đề xuất gia hạn kiếm chế đường hiện có thêm ít nhất một quý nữa và có khả năng kéo dài đến cuối năm 2020. "Nhưng các đối tác Arab (của chúng tôi) đã có lập trường khác," TASS dẫn lời ông nói.

Igor Sechin, sếp của nhà sản xuất dầu hàng đầu nước Nga Rosneft (MM:ROSN), luôn phản đối thỏa thuận kéo dài ba năm, nói rằng nó cho phép những nước không phải là thành viên như Mỹ tăng thị phần của họ bằng nguồn cung giảm của OPEC+.

"Có nên cắt giảm hơn nữa nếu các nhà sản xuất khác sẽ tăng?", Sechin được trích dẫn khi phát biểu công khai lần đầu tiên hôm thứ Sáu kể từ khi thỏa thuận sụp đổ.

Sechin cho biết ông tin rằng giá dầu toàn cầu có thể trở lại mức 60 đôla/thùng vào cuối năm 2020 nếu dầu đá phiến bị đẩy ra khỏi thị trường. Belousov tin rằng giá dầu sẽ cân bằng ở mức khoảng 35-40 đôla/thùng.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM