Thỏa thuận giữa Nga và OPEC đã khiến Moscow đút túi 120 tỷ USD suốt 2 năm qua.
Trong một nỗ lực thúc đẩy lòng tin trên thị trường dầu, Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksander Novak nhắc tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà Nga và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đạt được thời gian qua.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksander Novak
heo đó, ông Aleksander Novak cho biết, suốt 2 năm qua, ước tính Nga đã thu về gần 120 tỷ USD doanh thu bổ sung nhờ giá dầu tăng sau các thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài tổ chức.
"Theo ước tính, sau hai năm thỏa thuận OPEC + có hiệu lực, Nga đã nhận được ít nhất 120 tỷ đô la doanh thu bổ sung, theo ước tính. Đó là lý do tại sao cần đánh giá hiệu quả của sự hợp tác với các nước OPEC đối với nền kinh tế của đất nước" - ông Novak tuyên bố trên tờ Kommersant của Nga.
Hiện nay, giá dầu lao dốc gần ngưỡng 40 USD/thùng bất chấp các nỗ lực giảm sản lượng của thỏa thuận OPEC +, tuy nhiên, thời gian đã chứng minh rằng thỏa thuận này là có hiệu quả thế nào và ông Novak bày tỏ tin tưởng vào những gì OPEC + đã đạt được hồi đầu tháng 12 vừa qua sẽ một lần nữa cứu giá dầu cho nửa đầu năm 2019.
"Tôi không thể dự đoán thời hạn hiệu lực của thỏa thuận OPEC- và ngoài OPEC. Chúng ta nên tuân theo các điều kiện hiện tại của thị trường dầu mỏ.
Nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng sự hợp tác sẽ được tiếp tục dưới hình thức này hay hình thức khác, vì thỏa thuận trước đó đã chứng minh tính hiệu quả của nó" - ông Nov Novak nói thêm.
Trước đó, ông Novak trả lời trên kênh truyền hình Rossiya-24 hôm 25/12 và khẳng định trong bối cảnh giá dầu tụt dốc nhanh chóng hơn 30% trong quý IV/2018, Nga chưa có kế hoạch tổ chức cuộc họp bất thường với OPEC để tìm phương án cân bằng lại thị trường.
Bộ trưởng Novak cho biết thêm, giá dầu lao dốc mạnh trong những tuần qua là do bị ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Theo ông Novak, thị trường năng lượng chịu áp lực suy yếu từ những yếu tố cơ bản, gồm nhu cầu dầu mỏ sụt giảm trong mùa đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại vào thời điểm cuối năm và đà lao dốc trên thị trường chứng khoán thế giới.
Theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng, Nga đã cam kết giảm sản xuất 228.000 thùng/ngày từ mức trung bình kỷ lục hàng tháng là 11,41 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Novak khẳng định Nga sẽ thực hiện đợt cắt giảm sản xuất này ngay trong quý I/2019 vì lượng dầu khai thác đã vượt mức kỷ lục 11,42 triệu thùng trong tháng này.
Theo các nhà phân tích, các thị trường, đặc biệt là dầu mỏ và chứng khoán, đang chịu sức ép trước những lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, tiến trình nâng lãi suất tại Mỹ và căng thẳng thương mại Mỹ- Trung.
Mối lo ngại về môi trường kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục chi phối thị trường cho đến khi OPEC đảm bảo về tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng thông qua việc minh bạch cam kết của các thành viên.
Hôm 23/12, Bộ trưởng Dầu mỏ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) Suhail al-Mazrouei còn khẳng định, OPEC và các đồng minh sẵn sàng tổ chức một cuộc họp bất thường vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3/2019 tại Baku, (Azerbaijan), nếu kế hoạch cắt giảm sản lượng chưa đủ cân bằng thị trường "vàng đen” trong năm 2019.
Ông đồng thời khẳng định OPEC sẽ làm những gì cần thiết nếu thỏa thuận giảm 1,2 triệu thùng/ngày không cân bằng thị trường trong năm tới.
Theo các nhà phân tích, các thị trường, đặc biệt là dầu mỏ và chứng khoán, đang chịu sức ép trước những lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, tiến trình nâng lãi suất tại Mỹ và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Mối lo ngại về môi trường kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục chi phối thị trường cho đến khi OPEC đảm bảo về tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà tổ chức này cùng các đồng minh đạt được hồi đầu tháng này.
Nguồn tin: baodatviet.vn