OPEC đang gần chốt một thỏa thuận cắt giảm sản lượng, mà chắc chắn sẽ khiến giá dầu tăng lên. Dầu đã giảm xuống mức gần 50usd cho mỗi thùng, do đó cắt giảm gần 1 triệu thùng mỗi ngày có thể làm thúc đẩy giá lên phạm vi khoảng 55 usd, thậm chí hướng về ngưỡng 60usd mỗi thùng. Điều đó sẽ cung cấp một động lực để các sản xuất dầu mỏ trên thế giới và sự hy sinh của các thành viên OPEC sẽ đền đáp bằng nguồn doanh thu cao hơn. Ví dụ, các quan chức Iraq nói rằng nếu mỗi thùng đầu thô tăng thêm 1usd, doanh thu của iraq tăng vọt thêm 1 tỷ USD mỗi năm.
Kết quả là, tỷ lệ cược của giá dầu thô tăng lên đang ở mức cao. Nhưng trong khi điều đó có thể được hoan nghênh bởi ngành công nghiệp này, người tiêu dùng có thể không hào hứng với việc giá xăng rẻ tiền biến mất. Sau khi tất cả, người tiêu dùng Mỹ đang được hưởng lợi trong suốt 2 năm qua của nhiên liệu với giá cực rẻ. Vậy giá dầu tăng sẽ gây sức ép tăng trưởng vốn đang ảm đạm của Mỹ và trên thế giới?
Có lẽ là không. Theo Bloomberg, Goldman Sachs đã viết trong một bản báo cáo nghiên cứu ngày 22/11 cho rằng nền kinh tế toàn cầu có thể được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng cao. Kết luận này có thể không được rõ ràng, nhưng đây là logic mà ngân hàng đầu tư này đưa ra: giá dầu cao hơn dẫn đến một làn sóng vốn chảy vào các nước sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia. Không thể sử dụng tất cả các nguồn vốn, Saudi Arabia sẽ gửi tiền tiết kiệm dư thừa trở lại hệ thống tài chính toàn cầu. Các ngân hàng này sau đó sử dụng dòng vốn để cho vay. Lãi suất cũng giảm do các thị trường tài chính là lỏng hơn. Kết quả cuối cùng là lãi suất thấp hơn, thanh khoản tài chính nhiều hơn, giá trị tài sản cao hơn và niềm tin người tiêu dùng cuối cùng lớn hơn.
Trong ngắn hạn, giá dầu tăng cao có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Những kết luận này phản ánh lại những điều đó từ một nhóm các nhà kinh tế của IMF từ đầu năm nay. Hồi tháng 03, IMF cho rằng sự liên kết giả định giữa giá dầu và GDP (giá dầu giảm sẽ thúc đẩy GDP như người tiêu dùng có nhiều tiền hơn) là không vững chắc như suy nghĩ trước đây. Nhiều nhà phân tích, trong đó có những người ở IMF, đã từng cho rằng mặc dù các nước sản xuất dầu như Saudi Arabia sẽ bị thiệt hại từ giá dầu thấp, lợi ích cho các nước tiêu thụ sẽ bù đắp nhiều hơn những tổn thất, mạng lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng trong hai năm qua, một xu hướng đáng ngạc nhiên đã nổi lên. Giá cổ phiếu có xu hướng di chuyển song song với giá dầu; trong quá khứ chúng ta đã quen với dự đoán điều ngược lại là đúng (giá dầu thô tăng, thị trường chứng khoán giảm). Các mối tương quan tích cực giữa các thị trường tài chính và giá dầu thô đã khiến nhiều người bất ngờ.
Lý do mà sự liên kết bất ngờ này xảy ra là do sách tiền tệ. Trong quá khứ, các ngân hàng trung ương bao gồm FED của Mỹ phản ứng với giá dầu suy thoái với việc cắt giảm lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bây giờ, với mức lãi suất gần bằng không, các ngân hàng trung ương đã không có hỏa lực còn lại. Vì vậy mà giá dầu sụt giảm đang gây ra một số áp lực giảm phát (giảm giá trị tài sản), và việc thiếu đi đợt cắt giảm lãi suất có nghĩa là lãi suất thực tế đang thực sự cao hơn, làm giảm tốc độ tăng trưởng. Kết quả là, các nhà kinh tế IMF cho rằng điều ngược lại cũng sẽ là sự thật: giá dầu tăng sẽ thúc đẩy giá tài sản, và nếu ngân hàng trung ương trì hoãn tăng lãi suất, hiệu quả có thể là tích cực cho sự tăng trưởng.
Trong khi giải thích đó phức tạp và thật khó để nói, sự giải thích của Goldman Sachs đơn giản hơn nhiều: Một hệ thống tài chính hợp nhất có nghĩa là tiền tiết kiệm từ các nước sản xuất dầu tìm đường trở về nước của những người tiêu thụ, mà qua đó nó có thể kích thích tăng trưởng. Ngân hàng đầu tư này đã chọn lựa vào đầu những năm thập niên 2000, với sự tăng vọt của giá tài sản và tăng trưởng toàn cầu thậm chí ngay cả khi giá dầu (và giá một loạt các mặt hàng khác) tăng lên đáng kể. "Sự khác biệt giữa ngày nay và những năm thập niên 1970 là dầu tạo ra thanh khoản toàn cầu thông qua một hệ thống tài chính tinh vi hơn," nhà phân tích của Goldman Sachs đã viết trong báo cáo. "Thị trường tài chính phức tạp hơn trong những năm thập niên 2000 đã có thể chuyển đổi những khoảng tiền tiết kiệm dư thừa này thành thanh khoản toàn cầu lớn hơn là đã tăng giá trị tài sản, hạ lãi suất và các điều kiện tín dụng được cải thiện, kéo dài trên khắp thế giới."
Goldman cho biết thặng dư tiền tiết kiệm bên ngoài nước Mỹ đã tăng vọt từ 1 nghìn tỷ USD lên đến 7 nghìn tỷ USD từ năm 2001 đến năm 2014, thúc đẩy giá tài sản đi lên. Tất nhiên, điều đó cũng có thể có một mặt tối - bong bóng tài sản ở hàng hóa cũng như thị trường địa ốc cũng dẫn đến khả năng hủy hoại tài chính lan rộng ra.
Tóm lại, nghiên cứu của Goldman Sachs cho rằng, trong khi giá dầu tăng có thể không rõ ràng đối với người tiêu dùng cá nhân những người nhìn thấy giá bán lẽ cao hơn tại các trạm bơm nhiên liệu, thì có thể sẽ có một động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trong những tháng tới nếu giá dầu tăng.
Nguồn: xangdau.net