Hai trong số bốn nhà máy lọc dầu của Nam Phi hiện đang ngừng hoạt động và dự kiến sẽ khởi động lại sớm nhất vào năm sau, trong khi hai nhà máy còn lại cũng phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn khi các công ty dầu mỏ đang đánh giá lại danh mục đầu tư downstream do đại dịch làm suy giảm nhu cầu nhiên liệu.
Hai nhà máy lọc dầu ở Nam Phi, thuộc sở hữu của các đơn vị của Glencore và Petronas của Malaysia, được dự báo sẽ vẫn đóng cửa ít nhất cho đến năm sau, Bloomberg đưa tin, dẫn lời hãng tư vấn năng lượng CITAC. Hai nhà máy lọc dầu này chiếm 43% tổng công suất lọc dầu của Nam Phi với 500.000 thùng/ngày.
Astron Energy của Glencore đã đóng cửa nhà máy lọc dầu của mình vào tháng 7 sau một vụ nổ và hỏa hoạn vào đầu tháng 7 đã giết chết 2 công nhân và 7 người khác bị thương. Vào tháng 9, Astron Energy cho biết vẫn còn "quá sớm để xác định" khi nào nhà máy lọc dầu 100.000 thùng/ngày có thể được khởi động lại một cách an toàn.
Engen Holdings, một đơn vị của Petronas, đã ngừng hoạt động tại nhà máy lọc dầu 120.000 thùng/ngày vào tháng trước sau khi đám cháy bùng phát tại cơ sở này.
Tương lai của hai nhà máy lọc dầu khác ở Nam Phi, Sapref thuộc liên doanh BP-Shell và Natref của Sasol, cũng có thể không chắc chắn, vì Shell và BP đang đánh giá lại danh mục tài sản của họ.
Hai tháng trước, Shell cho biết họ sẽ giảm một nửa công suất chế biến dầu thô của nhà máy lọc dầu thuộc toàn quyền sở hữu lớn nhất trên thế giới, Pulau Bukom ở Singapore, như một phần trong tham vọng trở thành doanh nghiệp không phát thải ròng vào năm 2050 hoặc sớm hơn. Shell cũng đang đóng cửa nhà máy lọc dầu 211.000 thùng/ngày ở Convent, Louisiana, sau khi không tìm được người mua địa điểm này.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết vào tháng 11, trong bối cảnh đại dịch làm suy giảm nhu cầu nhiên liệu, các nhà máy lọc dầu trên khắp thế giới bắt đầu thông báo đóng cửa vĩnh viễn nhà máy lọc dầu vào năm ngoái, nhưng tình trạng thừa công suất đáng kể vẫn còn. Công suất nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động vĩnh viễn đã đạt 1,7 triệu thùng/ngày. Nhưng công suất chưng cất dầu thô hơn 20 triệu thùng/ngày đã không hoạt động tính đến tháng 11, IEA cho biết, lưu ý rằng “vẫn còn tình trạng thừa công suất cơ cấu đáng kể”.
Nguồn tin: xangdau.net